Một thập kỷ là thời gian đủ dài để một trò chơi tạo nên đế chế của riêng mình. Liên Minh Huyền Thoại là hiện tượng như vậy. Ra mắt vào ngày 27/10/2009, Riot Games đã đưa tựa game MOBA này đến với đỉnh của thế giới, trở thành tựa game được nhiều người chơi nhất mọi thời đại.
Nhiều kỷ lục liên tục được sinh ra và phá vỡ trong 10 năm qua. Khi điểm lại các mốc son đó, chúng ta như sống lại bầu không khí của đấu trường lúc bấy giờ cùng tiếng tung hô, hò reo cũng như sự phấn khích trong và ngoài khu vực thi đấu.
Trận đấu dài nhất - Jin Air vs SKT T1 (LCK mùa Xuân 2018 - 94 phút 40 giây)
2018 là năm đáng nhớ với người hâm mộ của JAG và SKT. Trận đấu giữa những người khổng lồ và đội tuyển không thứ hạng cao. Tuy vậy, đây lại là trận đấu căng não giữa cả đôi bên. Chỉ 24 mạng hạ gục trong cả trận đấu, SKT lại thất bại đến hơn 10 lần khi tiếp cận vào nhà chính và để JAG lội ngược dòng sau khi bắt lẻ được Faker và có được bùa lợi Rồng Ngàn Tuổi.
Không có gì bất ngờ khi 2 AD carry của đôi bên có chỉ số lính vượt trội với phần còn lại với bản đồ. Bae "Bang" Jun-sik và Park "Teddy" Jin-seong cũng trở thành những người farm nhiều nhất trong một trận đấu chuyên nghiệp. Bang suýt soát đạt 1.000 chỉ số lính với con số 975, nhường lại danh hiệu người sở hữu chỉ số lính nhiều nhất cho Teddy, với số lượng khủng khiếp 1.465 đơn vị.
Trận đấu nhanh nhất - KL Hunters vs Armageddon (IEM Singapore Mùa 7, 11 phút 48 giây)
Không ít những trận đấu chuyên nghiệp kết thúc trước phút thứ 20. Tuy nhiên, ván đấu giữa KL Hunters và Armageddon khá đặc biệt khi cà 2 bên không hề có ý định phá game, mất kết nối...
Một KL Hunters khao khát sự trả thù đối đầu với một Armageddon không còn khả năng tìm kiếm chỗ đứng tại IEM Singapore Mùa 7. Khi trận đấu bắt đầu muộn hơn dự tính, 2 bên thậm chí đẩy nhanh tốc độ trận đấu khi kéo nhau ra đường giữa, liên tục có những mạng hạ gục và đạt con số 19 mạng khi mới ở phút thứ 11.
Ngoài ra, Armageddon còn là đội tuyển góp mặt trong trận đấu nhanh thứ hai, thậm chí là trong cùng một giải đấu khi để thua EloHell ở ngay trước phút thứ 13.
Tuyển thủ nhiều mạng hạ gục nhất trong một trận đấu - Marcus "Valkyrie" Ko Chin Siong (GPL mùa Xuân 2015 - 24 mạng hạ gục, đối đầu KTHXBAI)
Trận đấu giữa Insidious Legend và KTHXBAI diễn ra với thế trận một chiều. Đây được dự kiến là chiến thắng dễ dàng dành cho đội tuyển từ Singapore. Nhưng hơn hết, nó thực sự là màn huỷ diệt.
Đường giữa của Insidious Legend sở hữu 2 mạng đầu tiên sau pha 2vs2 trước Rengar và Lissandra đối phương. Quả cầu tuyết bắt đầu được lăn. Ngay trước phút thứ 10, Valkyrie có được 6 mạng hạ gục và nửa sau trận đấu còn "đẫm máu" hơn nữa.
Cứ sau 2 phút lại có một mạng hạ gục, anh chàng này đã phá vỡ kỷ lục 23 mạng hạ gục của CJ Entus Seon "Space" Hosan. Hài hước thay, người đi đường đối đầu Valkyrie là Chan "Koala" Roong Han nắm giữ kỷ lục nằm xuống nhiều nhất với 17 lần. Trận đấu với 95 mạng hạ gục đó chắc chắn sẽ đi vào lịch sử.
Tuyển thủ với nhiều mạng hạ gục nhất - Jian "Uzi" Zi-hao (3.141 mạng hạ gục, từ 2012 đến nay)
Danh sách nào Uzi có, danh sách đó nói về Uzi. AD carry của Royal Never Give Up luôn là tâm điểm chú ý mỗi khi anh xuất hiện và có được những pha pentakill theo cách "không giống ai".
Đến năm thứ 8 sự nghiệp của mình, Uzi đã hạ gục những người chơi khác khoảng 3.141 lần, nhiều hơn bất kỳ tuyển thủ nào. 35 mạng hạ gục trong số đó đến từ 7 pha pentakill. Đây cũng là điều mà chưa người chơi chuyên nghiệp nào làm được.
Cũng có những cái tên rất suýt soát với điều mà Uzi làm được. Rookie của Invictus Gaming chỉ ít hơn 20 mạng hạ gục. Faker - người chơi LMHT bậc nhất thế giới, vẫn đang đi tìm chỉ số hạ gục thứ 3.000 của mình khi đang dừng chân tại con số 2.987. So sánh số liệu giữa hai khu vực LCK và LPL, đây đúng là con số đáng kinh ngạc.
Tuyển thủ chơi nhiều trận nhất - Lee "Faker" Sang-hyeok (779 trận, từ 2013 đến nay)
"Quỷ vương" của LMHT thế giới, Lee "Faker" Sang-hyeok là tượng đài mà bất kỳ người chơi nào cũng kính phục. Những màn trình diễn từ nội địa đến đấu trường quốc tế suốt 7 năm qua của anh đã khẳng định trình độ, đẳng cấp cũng như danh hiệu này.
Bao gồm các lần xuất hiện tại các kỳ All-Star, đến nay Faker đã thi đấu tổng cộng 779 trận đấu chuyên nghiệp kể từ lần đầu khoác áo SKT T1, và 99% trong số đó đã được tổ chức. Anh từng thi đấu đại diện cho Hàn Quốc tại Asian Games, nhưng phần lớn sự nghiệp anh tham gia là tại LMHT Hàn Quốc.
Đường giữa của Invictus Gaming Song "Rookie" Eui-jin đứng vị trí thứ hai với 731 trận, kế đó là Kim "PraY" Jong-in, 618 trận. Vì đã giải nghệ nên Uzi sẽ sớm lấy vị trí này từ tay PraY khi anh chàng này đang dừng ở con số 617.
Xuất hiện tại các kỳ Chung kết thế giới nhiều nhất - Zach "Sneaky" Scuderi (7 lần, 2013 - 2019) và Yiliang "Doublelift" Peng (7 lần, 2011 - 2012, 2013 - 2019)
Dù chưa thể có được chiếc cúp vô địch cho mình, cựu AD carry của Cloud9 Sneaky và tay súng của Team Liquid Doublelift là những người góp mặt nhiều nhất. Cả 2 đều đến với kỳ Chung kết thế giới 7 lần, nắm trong tay danh hiệu người chơi góp mặt nhiều nhất tại sự kiện cuối cùng của năm này.
Sneaky chưa từng lỡ kỳ Chung kết nào từ 2013 đến 2019, di chuyển đến Hàn Quốc, Châu Âu và Trung Quốc để thi đấu. Doublelift lần đầu thi đấu Chung kết tại DreamHack Jonkoping, chỉ đánh mất chiếc vé tham dự vào mùa 3 và mùa 4.
sOAZ, Uzi, Xmithie, và Clearlove là những cái tên tiếp theo với 6 lần tham dự trong khi "Quỷ vương" Faker mới chỉ đến đây 5 lần nhưng đến 3 lần giành vô địch.
Thi đấu nhiều trận tại Chung kết thế giới nhất - Lee "Faker" Sang-hyeok (83 trận, 5 lần tham dự)
Có thể không tham dự nhiều lần như những tuyển thủ ở trên nhưng Faker lại là người thi đấu nhiều nhất. Trong 5 lần tham dự của mình, anh thì đấu tổng cộng 83 trận, giành được 3 chiếc cúp vô địch danh giá.
Những người chơi khác như Uzi (72 trận) hay Sneaky (78 trận) dù đã tham dự Chung kết thế giới nhiều lần hơn nhưng lại thường bị thất bại hoặc bị loại từ rất sớm, không thể góp mặt vào top 5 cuối cùng của giải đấu LMHT lớn nhất này.