Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay "bắt được" trên sao Hỏa

Nguyễn Thị Hảo | 02-06-2020 - 09:18 AM

(Tổ Quốc) - Nhiều người trong chúng ta luôn khẳng định rằng sao Hỏa giống với Trái Đất và theo nhiều phương diện thì điều này đúng.

Nhưng sao Hỏa cũng có rất nhiều điểm không giống Trái Đất. Và điều này được minh chứng một cách rõ ràng khi nhìn vào những bức ảnh của Hành tinh Đỏ được chụp bởi các tàu vũ trụ làm nhiệm vụ với nó.

Một miệng núi lửa đầy băng

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 1.

Đây là miệng núi lửa Korolev, gần cực bắc của sao Hỏa, được chụp bởi tàu vũ trụ Sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, với đường kính 81,4 km và chứa đầy nước đóng băng quanh năm.

Khi không khí lơ lửng trên băng, nguội đi và rồi lại bị chìm xuống, tạo thành một lớp không khí lạnh nằm ngay trên mặt băng. Lớp khí lạnh này hoạt động như một chất cách nhiệt bảo vệ băng khỏi không khí ấm hơn do đó giữ cho nó không bị tan chảy.

Lớp băng dày khoảng 1,8 km, đường kính lên đến 60 km, tương đương với thể tích khoảng 2.200 kilomet khối.

Nhật thực một phần của các mặt trăng

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 2.

Nhật thực trên sao Hỏa. Ảnh trên:Mặt trăng sao Hỏa Phobos băng qua phía trước Mặt Trời, được chụp bởi tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA vào ngày 26/3/ 2019. Ảnh dưới: Mặt trăng sao Hỏa Deimos băng qua phía trước Mặt Trời, được chụp ngày 17/3/2019

Trên Trái Đất, chúng ta có một sự trùng hợp đó là: Tỷ lệ khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời gần như chính xác với tỷ lệ kích thước giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Điều này có nghĩa là khi Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời cho nhật thực toàn phần, nó sẽ che phủ hoàn toàn Mặt Trời.

Đây là một điểm khác biệt của Trái Đất với sao Hỏa. Khi một trong những mặt trăng của sao Hỏa đi qua phía trước Mặt Trời sẽ tạo nhật thực sao Hỏa nhưng chỉ là nhật thực một phần. NASA đã quan sát nhiều chuyến đi như vậy từ hai mặt trăng của sao Hỏa: Phobos và Deimos, và thấy rằng chúng giống như những quả bóng bay trên bầu trời.

Cái lỗ kỳ lạ

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 3.

Thứ dường như là một ngọn núi hình nón, có một lỗ rỗng tuếch trên đỉnh. Nằm bên cạnh một ngọn núi lửa hình khiên khổng lồ, đây là nơi được gọi là giếng trời ống dung nham , và nó rỗng vì đôi khi dòng dung nham có thể đông cứng trên bề mặt trong khi dòng chảy bên dưới vẫn tiếp tục. Sau đó, dung nham chảy có thể thoát ra, để lại những hang động ống dung nham. Một phần của bề mặt sau đó có thể sụp đổ, mở một giếng trời vào đường hầm bên dưới.

Nó lớn hơn nhiều so với bất kỳ ống dung nham nào như vậy được tìm thấy trên Trái Đất và hình nón của giếng trời cũng vô cùng kỳ lạ. Làm thế nào và tại sao nó được tạo hình như thế vẫn là một bí ẩn.

Vũ hội tráng lệ của những miệng núi lửa

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 4.

Sao Hỏa chứa rất nhiều hố va chạm. Bầu khí quyển mỏng của nó không đủ khả năng bảo vệ nó khỏi những sự ghé thăm của binh đoàn đá vũ trụ. Kiệt tác trên là là kết quả của tác động kép xảy ra vào khoảng giữa tháng 9/2016 và tháng 2/2019.

Tác động đã thổi bay lớp bụi bề mặt để lộ lớp tối bên dưới. Bản thân miệng núi lửa tương đối nhỏ, chỉ rộng từ 15-16 mét, điều đó có nghĩa là vật thể này chỉ có đường kính khoảng 1,5 mét. Một vật thể như vậy sẽ bốc cháy và tan rã trong bầu khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào bề mặt hành tinh của chúng ta.

Hoàng hôn trên sao Hỏa

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 5.

Chúng ta tương đối quen với màu nâu của bầu trời sao Hỏa nhưng khi Mặt Trời mọc và lặn trên Sao Hỏa, một điều kỳ lạ xảy ra - bầu trời sao Hỏa chuyển sang màu xanh tuyệt đẹp khác hẳn màu đỏ rực quen thuộc của hoàng hôn Trái Đất.

Hiện tượng này có liên quan đến các hạt trong khí quyển. Trên Trái Đất, các hạt khí nhỏ hơn trong bầu khí quyển phân tán ánh sáng xanh hiệu quả hơn. 

Khi Mặt Trời ở trên cao, điều này có tác dụng làm cho bầu trời có màu xanh lam, nhưng vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi ánh sáng có một khoảng cách xa hơn để đi qua bầu khí quyển đến mắt chúng ta, chỉ những bước sóng của ánh sáng đỏ mới có thể đi xa đến thế, làm cho bầu trời xuất hiện màu vàng, cam và đỏ.

Trên sao Hỏa, bầu khí quyển chứa đầy các hạt bụi. Chúng lớn hơn nhiều so với các hạt khí và chúng phân tán các bước sóng màu đỏ, thay vì màu xanh. Kết quả là, màu sắc của bầu trời bị đảo ngược.

Hạt mưa cát

Những hình ảnh kỳ lạ nhất, qúy hiếm nhất từ trước đến nay bắt được trên sao Hỏa - Ảnh 7.

Đã lâu lắm rồi trời không mưa trên Sao Hỏa và đó là lý do tại sao rất nhiều cồn cát hình hạt mưa này rải rác trên miệng núi lửa Copernicus . Chúng giàu chất khoáng gọi là olivin , một phức hợp của silicat với sắt và magiê có trong đá lửa và là khoáng chất phổ biến nhất trong lớp phủ của Trái Đất. 

Tuy nhiên, không có nhiều olivin được tìm thấy trên bề mặt Trái Đất, vì nó nhanh chóng bị bao phủ, đặc biệt là khi có hơi ẩm nó chuyển sang dạng đất sét. Vì sao Hỏa quá khô, những cồn cát olivin này có thể treo xung quanh trên bề mặt trong một thời gian rất dài.

Bài viết sử dụng nguồn và hình ảnh từ Science Alert.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM