Esports hay Thể Thao Điện Tử đã và đang góp phần thay đổi cái nhìn của xã hội về nền công nghiệp game. Những cố gắng, luyện tập của các tuyển thủ dần được nhìn nhận một cách tích cực, họ thậm chí còn có thể trở thành một biểu tượng của quốc gia nếu như có thành tích đủ lớn và tác động tích cực tới xã hội.
Chẳng nói đâu xa, team Astralis của bộ môn CS:GO với những tấm gương sáng cho giới trẻ về sự nỗ lực luyện tập được coi như "quốc bảo" của đất nước Đan Mạch. Hay như Faker của LMHT Hàn Quốc, "Quỷ Vương" không chỉ là một game thủ thông thường mà còn nhận được rất nhiều sự tôn trọng từ những ngôi sao trong làng giải trí.
Faker là thần tượng lớn của Hee Chul - idol của nhóm Super Junior
Và như một lẽ dĩ nhiên, Esports cũng sự đổi mới để phát triển xa hơn nữa. Nếu như trước đây chúng ta từng thấy sự chuyển dịch từ dạng game chiến thuật thời gian thực (với điển hình là Starcraft và Warcraft) sang dòng game MOBA và FPS (DOTA2, LMHT và CS:GO) thì ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thấy một dòng game hay cái tên nào đủ sức nặng có thể thay thế được những cái tên "cũ và chất" ở trên.
Cái tên được kỳ vọng lớn để có thể làm được điều này đó là PUBG, tuy nhiên bản thân tựa game này gặp rất nhiều vấn đề trong khâu phát triển game. Dấu hiệu không lành đầu tiên là việc Brendan Greene - cha đẻ của PUBG - rời khỏi dự án này, mất đi sự sáng tạo của ông, trò chơi này dường như không có một sự đổi mới gì trong suốt những năm qua. Đi kèm với điều này là chiều sâu về mặt gameplay của PUBG hoàn toàn là không có và không có gì thú vị để người chơi khám phá.
Sự ra đi của Brendan Greene đã khiến cho PUBG tụt dốc không phanh
Hơn nữa, việc hack và cheat tràn lan không thể kiểm soát cũng khiến cho những người chơi tâm huyết với PUBG từ bỏ tựa game này. Hack không phải là nguyên nhân khiến một mình PUBG khốn đốn, một trò chơi khác cùng thể loại Battle Royale là Apex Legends cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Một đại diện khác của dòng game này là Fortnite thì lại không phát triển theo hướng Esports chút nào, Epic Games dường như muốn đây là một sản phẩm giải trí thuần túy với những sự kiện ingame hoành tráng.
Apex Legends thì suýt thành "dead game" chỉ vì hack quá tràn lan
Một dòng game cũng cực kì hứa hẹn đó là Autobattler với sự nổi lên của DOTA Auto Chess và đầu năm 2019. Tuy nhiên dạng game này gặp phải vấn đề là may mắn tác động hơi nhiều tới kết quả cuối cùng, vì thế mà dòng game này có giải đấu đó nhưng vẫn dừng ở mức độ các sự kiện nhỏ lẻ mà thôi. Kẻ gần nhất trong việc đưa một game Autobattler lên Esports chính là Riot Games khi họ có dự định tổ chức CKTG Đấu Trường Chân Lý, tuy nhiên để thực hiện được thì hành trình còn rất dài.
Đấu Trường Chân Lý đã bước sang mùa 3 nhưng chưa rõ bao giờ Riot mới đưa tựa game này lên Esports
VALORANT là cái tên tiếp theo được kỳ vọng sẽ mở ra một làn gió mới cho làng Esports. Thậm chí cách Riot Games thiết kế gameplay và những yếu tố khác cũng hướng tới một tựa game tranh đấu căng thẳng, thứ cần thiết đối với một tựa game Esports. Hi vọng rằng tựa game bắn súng của Riot sẽ không đi vào vết xe đổ của PUBG hay Apex Legends, để hack tràn lan làm game dần chìm nghỉm.
VALORANT vẫn còn quá mới để khẳng định rằng trò chơi này đã thành công hay chưa