Sau vài tháng thăm dò thị trường Việt Nam bằng cách mở một cửa hàng pop-up để tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường, hôm 27/11, ‘ông lớn’ bán lẻ MUJI đến từ Nhật Bản đã chính thức khai trương cửa hàng flagship đầu tiên của mình tại Việt Nam.
Ông Tetsuya Nagaiwa - Tổng Giám đốc MUJI Việt Nam
Theo lời ông Tetsuya Nagaiwa - Tổng Giám đốc MUJI Việt Nam, với diện tích rộng 2.000m2, MUJI Việt Nam là cửa hàng lớn nhất Đông Nam Á. Cửa hàng flagship của MUJI nằm ở 1/2 tầng 1 và 1 góc tầng trệt Trung tâm thương mại Parkson Saigontousrist Plaza. Có một điều thú vị là cửa hàng của đồng hương Uniqlo nằm ngay bên cạnh họ, cũng chiếm ½ tầng 1 và một phần tầng trệt.
Một góc trang trí đặc biệt ở tầng trệt.
Tầng trệt của cửa hàng MUJI Việt Nam chủ yếu bán áo quần.
Để phù hợp với thị trường Việt Nam, MUJI đã đưa ra vài mức giá khá 'mềm' như trong hình.
Phía trước quầy quần áo ở tầng trệt là một quầy bán máy xông tinh dầu...
Cũng theo ông Tetsuya Nagaiwa, MUJI chưa có kế hoạch mở rộng thị trường cụ thể, tùy vào nhu cầu của thị trường mà họ sẽ mở nhanh hoặc chậm, tuy nhiên nhiều khả năng, họ sẽ sớm mở một cửa hàng nữa tại thủ đô Hà Nội.
Góc bên phải ở tầng trệt bán quần áo và đồ vật chuyên dụng đi du lịch.
Cận cảnh vật dụng chuyên dùng cho dân du lịch.
Quần áo ở khu vực này là freesize và dùng chung cho cả nam lẫn nữ.
Như mọi thương hiệu quốc tế khác – nhất là những nhãn hàng đến từ Nhật Bản, trước khi chính thức ra mắt tại Việt Nam, MUJI đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ càng. Công ty MUJI Retail Việt Nam thành lập vào tháng 8/2019, với 100% vốn đầu tư từ ông Royhinb Keikaku – Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập của MUJI. Tính đến cuối tháng 10/2020, công ty có 104 nhân sự.
Tọa lạc giữa cửa hàng ở tầng 1 là quán cà phê...
Hiện MUJI đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam cũng như có kha khá nhà cung cấp trong nước, đặc biệt ở các sản phẩm liên quan đến đồ nội thất và trang trí thiên về thủ công mỹ nghệ.
Một góc trong khu vực trưng bày hàng nội thất.
Môt vài đồ trang trí nội thất tiêu biểu của MUJI.
Demo thiết kế nội thất trong nhà của MUJI.
Đồ nội thất theo phong cách tối giản của MUJI
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tetsuya Nagaiwa cũng tiết lộ thêm, ngoài việc có rất nhiều đồ ‘Made in Vietnam’ xuất hiện trong cửa hàng của MUJI tại Việt Nam, thương hiệu này còn đưa ra các sản phẩm với mức giá khá ‘hạt dẻ’ nhằm phù hợp hơn với khả năng chi trả của đại đa số người Việt – bên cạnh những sản phẩm tiêu chuẩn và giá quốc tế như nhiều cửa hàng khác trên thế giới.
Dấu ấn của văn hóa Việt Nam trong cửa hàng MUJI tại Việt Nam.
Khu vực bán áo quần nam nữ ở tầng 1.
Sản phẩm và giá đã được làm mới đề phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
Cận cảnh 1 vài mẫu áo quần dành cho khách hàng Việt.
Sản phẩm áo lót nữ như thế này có giá khoảng 99.000 đồng.
Cận cảnh một vài sản phẩm áo quần dành cho trẻ em.
Ngoài ra, chỉ cần đi một vòng cửa hàng MUJI, chúng ta có thể thấy được nét văn hóa Việt nam khá đậm đặc, khi doanh nghiệp Nhật Bản này dùng khá nhiều đồ thủ công mỹ nghệ và vật liệu truyền thống của người Việt Nam trang trí ở nhiều góc của cửa hàng. Mỗi khi vào mở cửa hàng ở một đất nước mới, MUJI luôn cố gắng tìm hiểu văn hóa bản địa và ứng dụng chúng vào câu chuyện kinh doanh – sản xuất của chúng tôi. Thế nên, chỉ cần nhìn một vài hình ảnh, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt cửa hàng MUJI Việt Nam với cửa hàng MUJI nước khác.
Một góc lớn khu vực bán áo quần nam và trẻ em ở tầng 1.
Túi xách của MUJI chỉ có kiểu dáng cơ bản.
MUJIxVietnam - sản phẩm đặc biệt của MUJI dành cho thị trường Việt Nam.
"Sở dĩ chúng tôi dùng hình ảnh như các bạn thấy để làm biểu tượng cho MUJI Việt Nam, bởi chúng tôi cảm thấy văn hóa tối ưu hóa công dụng các vật dụng của các bạn phù hợp với văn hóa của MUJI. Một chiếc ghế nhỏ mà chúng ta có thể thấy bất kỳ đâu tại Việt Nam, vừa có thể làm ghế mà cũng có thể làm bàn", ông Tetsuya Nagaiwa nêu cụ thể.
Khu vực bán giày của MUJI Việt Nam.
Sản phẩm giày lười chống nước nổi tiếng của MUJI.
Sở dĩ những đôi tất cổ ngắn của MUJI có thể bán với giá khá rẻ bởi nó làm từ các sợi chỉ thừa từ các sản phẩm khác.
Với đặc thù ngành hàng, cửa hàng flagship của MUJI tại Việt Nam không giống bất cứ cửa hàng flagship nào của các thương hiệu lớn quốc tế đã đến Việt Nam trước đó – kể cả trong ngành gia dụng và nội thất. Họ có một quán nhỏ bán cà phê và bánh ngay giữa trung tâm nhằm cung cấp cho các khách hàng của mình một chỗ nghỉ chân giữa buổi mua sắm nếu cảm thấy mệt.
Khu vực bán thực phẩm và hàng lưu niệm truyền thống Việt Nam.
Hàng lưu niệm và nông sản từ các đối tác Việt Nam.
Thực phẩm ở cửa hàng MUJI chủ yếu là đồ khô ...
Sảnh sự kiện dùng để tổ chức các hội thảo giữa MUJI với các nhà cung cấp của mình hoặc dùng nơi ra mắt sản phẩm mới… MUJI còn có một bộ phận cố vấn nội thất ngay góc bán đồ nội thất, nhằm giúp khách hàng có một cái nhìn toàn cảnh cũng như cụ thể về công dụng cũng như cách bài trí những món đồ nội thất của cửa hàng sao cho hợp lý với ngôi nhà của mình.
Cận cảnh một sản phẩm văn phòng phẩm của MUJI.
Khu vực đóng dấu lên các vật dụng văn phòng phẩm như số, vở...
Bên cạnh đó, cửa hàng MUJI Việt Nam còn có các dịch vụ khác phục vụ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, như dịch vụ đóng dấu ở góc văn phòng phẩm và thêu tên hoặc các hình vẽ ở giữa quán. Khi mua áo quần cho bản thân hoặc tặng ai đó, bạn có thể sử dụng thêm dịch vụ thêu tên hoặc hình vẽ của MUJI với giá không quá đắt.
Khu vực thêu tên trong cửa hàng MUJI Việt Nam.
Một vài sản phẩm ví dụ mà MUJI đưa ra.
Những hình ản mà bạn có thể thêu lên áo quần, khăn.
Xưởng thêu mini và mức giá của dịch vụ.
Chỉ cần đi một vòng cửa hàng MUJI Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập rất nhiều thứ hay ho về trải nghiệm dịch vụ khách hàng.
Ra đời trong thập niên 1980 với chỉ 40 sản phẩm, nay lượng sản phẩm mà MUJI bán lên đến khoảng 7.000. Tính đến cuối tháng 8/2020 MUJI có khoảng 1.029 cửa hàng, trải khắp 31 nước. Tại Nhật Bản, họ có 437 cửa hàng MUJI và 31 cửa hàng Cafe&Meal MUJI cùng 9 cửa hàng IDEE. Ngoài Nhật Bản, họ có 23 cửa hàng Cafe&Meal MUJI; về cửa hàng MUJI, tại Trung Quốc có 273 cửa hàng, Đài Loan có 49, Hàn Quốc có 40 cửa hàng, Hong Kong có 21, Mỹ - Thái là 19…