Những câu nói của bố mẹ tưởng là vô hại nhưng lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về tinh thần

HỒNG HẠNH | 25-02-2020 - 23:25 PM

(Tổ Quốc) - Có những câu nói thoạt nghe có vẻ vô hại, thậm chí là mang ý khen ngợi nhưng lại gây ra cho con tổn thương và ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý.

Ai cũng yêu thương con nhưng yêu thương như thế nào cho đúng cách thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Cứ tưởng rằng luôn làm giúp con mọi việc, luôn ủng hộ con hết mình trong mọi chuyện, luôn khen ngợi con nghĩa là bố mẹ đang nuôi dưỡng sự tự tin trong con. Và rồi, khi lớn lên, con sẽ trở thành người tài giỏi, thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, theo tâm lý học, có những câu nói của bố mẹ, thoạt nghe có vẻ vô hại, thậm chí là mang ý khen ngợi, nhưng lại gây ra cho con tổn thương và ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý. Cụ thể là 12 câu nói dưới đây:

1. Con có thể trở thành bất cứ ai mà con muốn

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 1.

Ủng hộ mọi ước mơ của con là việc mà các bố mẹ nên làm. Song, nếu ước mơ đó lại khác xa với thực tại thì nó có thể gây tác dụng tiêu cực lên tâm lý của con. Bởi trên thực tế, không phải mọi đứa trẻ đều trở thành bác sĩ, phi công hay cầu thủ bóng đá, dù cho trẻ nỗ lực như thế nào. 

Cho nên, nhiệm vụ của bố mẹ là dạy con đặt ra những mục tiêu có thể đạt được, cũng như cảnh báo con rằng trong cuộc sống, có những chuyện mãi mãi chỉ là mơ ước.

2. Dù biết là con không thể làm được nhưng vẫn khuyến khích con làm

Đôi khi, vì không muốn con thất vọng nên bố mẹ sẵn sàng ủng hộ và khuyến khích con cố gắng, dù biết thừa là việc này quá sức của con. Chẳng hạn như luyện múa ba lê hoặc luyện tập đá bóng. Việc tập luyện quá căng thẳng có thể sẽ gây chấn thương cho trẻ, thậm chí là tổn thương ấy là suốt đời. Do đó, bố mẹ cần dạy con lắng nghe cơ thể của mình để biết đâu là điểm dừng.

3. Con rồi cũng sẽ giống như cha/mẹ của mình thôi

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 2.

Bố mẹ chỉ nên so sánh con với "đối tác" của mình khi đó là một lời khen. Bởi nếu so sánh chê bai theo kiểu "cha/mẹ nào con nấy" chỉ khiến con bối rối và sợ hãi mà thôi. 

4. Con là số 1. Không ai có thể vượt qua con

Lý tưởng hóa một đứa trẻ có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho lòng tự trọng của chúng. Nó không chỉ khiến con tự cao tự đại, mà còn khiến con không dám nhận thử thách mới vì sợ mình sẽ bị thất bại và làm bố mẹ thất vọng. 

5. Con ăn rau đi, nó rất tốt cho sức khỏe đấy

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 3.

Bà Michal Maimaran - Phó giáo sư nghiên cứu về tiếp thị của Trường quản lý Kellogg (Hoa Kỳ), cho biết đối với trẻ em, từ "lành mạnh" là đồng nghĩa với từ "không ngon". Thế nên, trẻ sẽ từ chối ăn bất kỳ thực phẩm lành mạnh nào mà không cần thử. Nếu bố mẹ muốn con ăn thì hãy giới thiệu về mùi vị như ngon, giòn, ngọt… để kích thích trí tò mò của trẻ.

6. Không được đánh anh/chị/em của con

Thay vì kiểm soát cảm xúc của con, bố mẹ hãy chấp nhận và kiểm soát hành vi của chính mình với con. Các cụm từ "không được đánh anh/chị/em", hay "không được mắng em" sẽ không có giá trị nếu con không được bố mẹ giải thích lý do vì sao.

Hãy cố gắng truyền đạt cho con hiểu rằng con không nên kìm nén cảm xúc nhưng cũng không nên gây tổn thương cho người khác. Bố mẹ hãy hướng dẫn con "ném" những cảm xúc tiêu cực này lên gối, đồ chơi hoặc vẽ một bức tranh phản ánh những gì mà con đang cảm thấy, hay chỉ đơn giản là mô tả cảm giác của mình bằng lời nói.

7. Có cái gì to tát đâu cơ chứ

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 4.

Đừng đánh giá thấp mọi vấn đề của con. Bởi nó có thể vớ vẩn với người lớn, nhưng nó lại nghiêm trọng với trẻ con. Khi bố mẹ thể hiện sự coi thường, bạn có thể sẽ đánh mất lòng tin nơi con. Nó dẫn đến việc con sẽ không hỏi xin ý kiến cũng như nhờ bố mẹ giúp đỡ khi gặp khó khăn nữa.

8. Để bố/mẹ làm cho

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 5.

Thật ra, trẻ sẽ tự biết khả năng của mình đến đâu và khi nào thì mình cần sự giúp đỡ. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần có được ngay từ khi còn nhỏ. 

Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều ông bố bà mẹ "đón đầu" và làm giúp con mọi việc. Điều này sẽ giết chết óc sáng tạo, trí tưởng tượng và sinh ra một con người ù lì, luôn ỷ lại người khác.

9. Không được chạm vào nó, con sẽ làm vỡ nó mất

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 6.

Trẻ em thì rất vụng về, nhưng điều đó không có nghĩa là bố mẹ cấm con chạm vào mọi thứ chỉ vì sợ con làm rơi vỡ. Và nếu bố mẹ cứ tiếp tục cấm con, thì sau này, con sẽ trở thành người sợ hãi, tự ti vì nghĩ rằng mình là một kẻ thất bại, đụng đâu là hỏng đó.

Thay vì nói "không được chạm vào" thì bố mẹ hãy sửa thành "con hãy cẩn thận nhé". Chắc chắn con sẽ nhận ra sự tin tưởng mà bố mẹ giao cho mình, từ đó sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc.

10. Con thật thông minh

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 7.

Thoạt nhìn, cụm từ này có thể được xem như là một cách hay để khen ngợi một đứa trẻ. Song, điều này có thể sẽ khiến trẻ nghĩ rằng không cần thiết phải nỗ lực nhiều thì vẫn có thể đạt được thành công, bởi vì mình có tài hoặc thông minh bẩm sinh. 

Tốt hơn hết, bố mẹ nên ghi nhận sự nỗ lực của con, hơn là kết quả mà con đã đạt được.  Ví dụ, "con đã học rất chăm chỉ cho năm học này", hoặc "mẹ tin rằng con sẽ vượt qua được kỳ thi bởi vì con đã dành nhiều thời gian và công sức để ôn tập".

11. Mẹ không khóc. Mọi thứ đều ổn

Một số bố mẹ cố gắng bảo vệ con khỏi những lo lắng bằng cách đeo mặt nạ hạnh phúc, mà không hề biết rằng trẻ em rất nhạy cảm. Con có thể đo được cảm xúc thật ở trong lòng bố mẹ. Việc bố mẹ kìm nén cảm xúc tiêu cực không chỉ khiến cho bản thân mệt mỏi mà còn làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái rạn nứt. Vì trẻ cho rằng bố mẹ đã lừa dối, không tin tưởng mình.

Bố mẹ không cần phải nói rõ cho con biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng bạn phải cho con thấy rằng bạn sống thật với cảm xúc của chính mình.

12. Không được nói chuyện với người lạ

Những câu nói của bố mẹ tưởng chừng là vô hại, ai ngờ lại khiến con bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần - Ảnh 8.

Khái niệm "người lạ" là một khái niệm mơ hồ đối với trẻ nhỏ. Và nếu bố mẹ chỉ nói một cách chung chung thì có khả năng trẻ sẽ tránh xa tất cả mọi người, kể cả những người đang cố gắng giúp trẻ như cảnh sát, lính cứu hỏa… 

Tốt nhất, bố mẹ nên giải thích một cách rõ ràng trong từng tình huống. Ví dụ như có một người mà con không quen lại cho con kẹo, hoặc rủ con đi đâu đó thì con không nên đi theo họ.

Nguồn: B.S

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM