Để các con có thể đi học thuận tiện hơn, một đôi vợ chồng đã kiên quyết bán căn nhà lầu tiện nghi, dọn về khu chung cư chật hẹp.
Căn hộ có diện tích sàn 47m2, do thiết kế 2 tầng nên có thể tính tổng diện tích sử dụng là 90m2. Đây là sẽ là không gian sinh sống của một gia đình 4 người gồm bố, mẹ, chị gái học cấp 2 và em trai đang học mẫu giáo. Như vậy không thể tránh khỏi cảm giác chật chội, cho nên vợ chồng chủ nhà đã quyết định thuê một nhà thiết kế nội thất về cải thiện không gian.
Lúc này, tầm quan trọng của người thiết kế được thể hiện. Nhà thiết kế Li Ting đã bài trí không gian sao cho vừa chính xác theo nhu cầu, vừa tối ưu từng mét vuông để các thành viên có thể sử dụng một cách tốt nhất.
1. Phòng khách - Tích hợp bếp, phòng ăn và phòng khách
Phòng khách được bài trí đơn giản để giúp không gian được thoáng nhưng vẫn tạo cảm giác ấm cúng. Đây là không gian chung để cả nhà bố mẹ, anh chị em giao lưu. Thay vì có bàn trà và tivi cố định như hầu hết các gia đình, kiến trúc sư sử dụng ghế sofa và kê thêm bàn phụ có thể di chuyển được. Bằng cách này có thể sử dụng không gian cho nhiều mục đích khác nhau tuỳ theo nhu cầu sống của trong gia đình, tận dụng linh hoạt.
Ở phía đối diện với phòng khách là nhà bếp được kết nối trực tiếp với nhau. Chính sự bất thường của không gian đã tạo cảm hứng cho ý tưởng thiết kế này. Căn bếp được thiết kế theo phong cách mở, bàn bếp chạy dọc theo hình chữ "L", và các vật dụng nhà bếp được lắp đặt ngay ngay phía trên. Không gian khoảng 3m2 này còn đáp ứng đủ các yêu cầu của gian bếp gồm máy hút mùi, máy rửa bát và lò nướng.
Thông thường bố phải tăng ca, ít ăn cơm ở nhà, bàn ăn có thể di chuyển và gập gọn đặt sát cầu thang. Trừ một cạnh bàn tiếp xúc với cầu thang, 3 cạnh còn lại đủ cho 3 mẹ con ngồi ăn cơm. Khi bố về nhà ăn tối, hoặc thỉnh thoảng có khách, em trai sẽ luôn hào hứng giúp kéo bàn ăn ra phía ngoài, và không gian ăn uống ngay lập tức trở nên rộng rãi hơn.
Phòng bếp, phòng ăn và phòng khách liên thông chặt chẽ, dành phần lớn diện tích cho hai bé thoải mái di chuyển. Mảng tường xanh lam và xanh lục đối lập khiến cả không gian bừng sáng và sinh động. Lúc rảnh rỗi, cậu em trai ngồi chơi trò lắp ráp yêu thích còn người chị chăm chỉ thi thoảng lại đến trêu chọc em trai. Người mẹ bận rộn nấu nướng trong bếp có thể nhìn thấy 2 chị em vui đùa ngọt ngào. Đây chính là cuộc sống hạnh phúc hàng ngày của một gia đình nhỏ.
2. Cầu thang hai chiều
Đối với một không gian có hạn, cầu thang hai chiều là một lựa chọn thông minh, vừa giảm lãng phí diện tích vừa tăng không gian lưu trữ. Trên thực tế, khi bạn bước vào phòng khách, điều nổi bật nhất chính là hai chiếc cầu thang này. Thiết kế cầu thang hai bên tuy hiếm trong không gian gia đình nhưng lại được sử dụng đặc biệt tại đây.
Không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà thiết kế còn thể hiện một ý nghĩa tốt đẹp: các bậc cầu thang đối diện nhau, tựa như đôi cánh trắng rộng mở, tượng trưng cho tình thân, nâng đỡ nhau và cùng nhau bay lượn.
Có người cho rằng có thêm một cầu thang thì tốn nhiều diện tích, thực tế không phải vậy. Hai gầm cầu thang đều được thiết kế sẵn làm nơi để đồ. Gầm cầu thang phía bên phòng bếp vừa kê được tủ lạnh, còn tạo hiệu ứng liền kề trông vô cùng thuận mắt.
Một ưu điểm nữa của cầu thang hai bên là giảm lãng phí diện tích hành lang tầng 2, tối ưu hóa không gian làm phòng học nhỏ trên lầu. Đi lên cầu thang bên phải sẽ dẫn thẳng đến phòng của cha mẹ.
Tầng trên bên trái là phòng của em trai, hai phòng ở tầng 2 nhưng có thể độc lập với nhau, có hình thái không gian không gây xáo trộn lẫn nhau.
3. Phòng ngủ - Mỗi người đều có không gian riêng
Tuy không gian có hạn nhưng vẫn đảm bảo hai chị em đều có phòng ngủ riêng. Phòng của chị gái ở tầng một, cùng diện tích với phòng của em trai ở tầng trên. Mặc dù căn hộ không cân dối, nhưng nhà thiết kế đã tận dụng tất cả các không gian bất thường và tạo ra hai phòng ngủ tiêu chuẩn có hình vuông cho chị và em trai.
Không gian nghỉ ngơi mới nhỏ hơn nhiều so với phòng ngủ trước kia nhưng sự tiện nghi vẫn không hề bị giảm đi chút nào.
Bức tường chịu lực nhô ra sau cánh cửa không thể đập đi, nên đã được thiết kế thành bức tường graffiti cho hai chị em thể hiện "tài năng hội hoạ". Bức tường xám nhạt, đồ nội thất bằng gỗ và bức tranh vui tươi khiến toàn bộ không gian trở nên tươi mới, trang nhã và cũng không kém phần trẻ thơ.
Phòng ngủ của bố mẹ trên tầng 2 có thể thông ra không gian học tập bán mở. Đây cũng là một không gian vuông vắn, có cửa sổ kính từ trần đến sàn mang lại tầm nhìn tốt. Tuy diện tích trên tầng không lớn và hình dạng căn hộ không đủ xuyên suốt nhưng nội thất được đặt làm riêng sẽ giải quyết được hết những không gian này. Hơn nữa còn dư ra một ban công nhỏ bên cạnh, nơi gia đình có thể thư giãn sau giờ làm việc.
Có hai phòng vệ sinh, một trên tầng và một dưới tầng thuận tiện cho gia đình sử dụng. Chính vì tận dụng chính xác đến từng milimet mà phòng tắm vốn dĩ chỉ có thể đặt một bệ rửa tay, nay được tu sửa lại để chứa chậu đôi, thậm chí là còn đủ không gian cho một chiếc bồn tắm. Những thành viên đã vất vả cả ngày dài có thể thư giãn trong làn nước nóng.
Trên đây là sơ đồ tầng 1 và tầng 2:
Chiếc bàn nhỏ có thể di chuyển được, vừa có chức năng lưu trữ, vừa là bàn café nhỏ cạnh sofa, vừa là không gian trang trí khi không sử dụng. Chú chó bulldog màu đỏ cực ngầu là món đồ trang trí mà cả anh chị em đều thích, giúp cả không gian trở nên sinh động tức thì.
Ở phần kết, theo lời nhà thiết kế của căn hộ: Cha mẹ hãy dành những nỗ lực ngày hôm nay để giúp con cái một ngày mai tốt đẹp hơn, và cho con cái sự can đảm và tự tin để theo đuổi ước mơ của mình. Một căn nhà nhỏ nhưng được thiết kế hoàn chỉnh vẫn có thể cung cấp cho gia chủ không gian sống đầy đủ tiện nghi.
(Theo Zhihu)