Nhìn vào 'vật bất ly thân' của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ

Vân Hồng | 20-11-2020 - 12:23 PM

(Tổ Quốc) - "Vật bất ly thân" đó chính là cốc trà thảo dược. Hình ảnh này là một tiêu biểu cho những triết lý sức khỏe vô cùng thâm thúy, chuẩn mực của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần.

Quốc y Đại sư là một danh hiệu uy tín và giá trị hàng đầu dành cho những bậc danh y vừa giỏi chuyên môn, vừa sống khỏe mạnh và trường thọ. Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần - vốn là con nhà nòi về y khoa - là một trong những danh y xuất sắc thời hiện đại nhờ lối sống "kể mãi không hết" những bí quyết đáng giá.

Bài viết này sau khi được bà tiết lộ cho giới truyền thông, được cộng đồng mạng khen ngợi hết lời nhờ những phương châm sống khỏe mạnh rất thiết thực và dễ áp dụng.

86 TUỔI VẪN LÀM VIỆC ĐỀU ĐẶN

Trong phòng khám của bác sĩ nổi tiếng của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô, Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, 86 tuổi, mặc một chiếc áo khoác đồng phục màu trắng với một tách trà hoa bằng thủy tinh ấm nóng bốc khói để ngay trước mặt.

Những bông hoa cúc trắng nở bung xòe cánh, câu kỷ tử, hoa hồng và bạc hà đang chìm nổi bồng bềnh trong cốc trà trông rất đẹp mắt.

Tách trà này là một thứ được coi là "vật bất ly thân" của danh y Cần trong giờ làm việc và khám bệnh cho bệnh nhân.

Mặc dù đã 86 tuổi như vị đại danh y này vẫn làm việc tốt. Nói về chế độ chăm sóc sức khỏe của bản thân, bà cho rằng sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, tập luyện và quản trị cảm xúc cân bằng là cách tốt nhất để duy trì thể chất và tinh thần, tăng cường sức mạnh cơ thể, kéo dài tuổi thọ.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 1.

Bà Trâu Yến Cần được xem là bậc thầy thế hệ thứ ba về y học cổ truyền tại Trung Quốc, là Quốc y Đại sư thế hệ đầu tiên ở tỉnh Giang Tô.

Bà từng là phó giám đốc khoa y học cổ truyền của Trường đại học y học cổ truyền Nam Kinh và phó trưởng khoa kiêm phó bí thư Đảng ủy bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Giang Tô. Bà hiện là chuyên gia tư vấn của Chi nhánh Thận học của Hiệp hội Y học Trung Quốc.

Bí quyết nào giúp danh y Cần có sức khỏe tốt như vậy? Sau đây chúng ta cùng tham khảo những chia sẻ được bà tiết lộ với công chúng.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 2.

ĂN CÂN BẰNG GIỮA ĐẠM VÀ RAU, UỐNG NƯỚC ẤM

Rất thích uống trà và nước ấm, ăn uống kết hợp hài hòa giữa chất đạm và rau xanh, tuyệt đối không kén ăn.

Trong bí quyết để có được sức khỏe như hiện tại, chế độ ăn uống rất quan trọng. Ba bữa ăn nên được cân bằng với thịt và rau (chất đạm và rau xanh). Khi được hỏi về công thức ăn uống của mình, danh y Cần cho biết: "Chế độ ăn của tôi rất đơn giản, ăn gì cũng được, không kén món ăn nào".

Tuy nhiên, bà có một nguyên tắc, dù ngon đến đâu cũng không được ăn nhiều hơn so với khả năng "chịu đựng" được của cơ thể. Dù thực phẩm không thuộc món ăn bà yêu thích thì bà cũng sẽ ăn một chút miễn là đủ dinh dưỡng.

Ngon cũng ăn chừng đó và không thích cũng ăn chừng đó, mục tiêu là đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 3.

NGÀY 3 BỮA ĂN, MỖI BỮA MỘT KIỂU ĂN RIÊNG

Tuổi đã cao, bà Cần vẫn đang làm việc tại 4 phòng khám ngoại trú buổi sáng hàng tuần, và thường phải làm việc đến 1 giờ trưa. Vì vậy, việc ăn bữa sáng đối với bà để hỗ trợ cho một công việc dài như vậy là điều rất được coi trọng.

BỮA SÁNG

Danh y Cần nói rằng, bà sẽ uống sữa đậu nành tự làm vào buổi sáng. Cho đậu đen, yến mạch, lúa mạch, kỷ tử, bạch quả, óc chó,… vào nấu thành cháo, sau đó ăn 1 quả trứng và 1 cái bánh bao.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 4.

BỮA TRƯA

Buổi trưa, bà thường ăn 2 bát mì nhỏ, 1 món thuộc nhóm rau và 1 món thuộc nhóm thịt cá.

BỮA TỐI

Buổi tối rất đơn giản, bà ăn 2 muỗng cơm hoặc 1 bát cháo. Cơm cháo cũng rất đặc biệt, có gạo tẻ, kê, hoa hòe… nấu cùng nhau.

COI TRÀ THẢO DƯỢC LÀ VẬT BẤT LY THÂN

Danh y Cần cũng có một bảo vật mà bà hay mang theo bên mình là trà sức khỏe. Trà dưỡng sinh của bà có thành phần gồm kỷ tử, hoa cúc trắng, bạc hà, hoa tam thất, hoa hồng,…

Những vị trà này đều là những thứ nổi tiếng, Bạc hà thanh nhiệt giải độc, kỷ tử và hoa cúc trắng bồi bổ gan và thị lực, hoa hồng điều hòa gan khí, giải uất khí, tam thất dưỡng huyết, hoạt huyết…

ĂN UỐNG CÓ NGUYÊN TẮC RIÊNG

Danh y Cần có quan điểm riêng về một số điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống. Ví dụ như thức ăn không nên quá cay và không sử dụng món thực phẩm kích thích.

Nhiệt độ nước uống cũng rất cần chú ý, không nên quá nóng hoặc quá lạnh, bà chỉ uống nước ấm.

Danh y Cần tiết lộ rằng, cha của bà, ông Trâu Vân Tường, bậc thầy về y học và thận học Trung Quốc, hiếm khi cho gia đình và con cái ăn đồ uống lạnh.

Ông cho rằng "dạ dày thích nhiệt độ ấm, không thích lạnh" và "thận cũng thích ấm, không thích lạnh." Đồ ăn lạnh rất có hại cho dạ dày.

Khí, huyết trong cơ thể được nuôi dưỡng thông qua dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày, ngũ cốc của cơ thể con người dựa vào lá lách và dạ dày để hấp thụ và vận chuyển, và thận để thải các chất chuyển hóa của con người, vì vậy việc bảo vệ lá lách, dạ dày và thận là điều cực kỳ quan trọng.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 5.
Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 6.

THỂ DỤC, VẬN ĐỘNG LÀ GỐC CỦA SỰ SỐNG

Danh y cần chia sẻ, dù bận đến đâu, cũng sẽ đi bộ nửa giờ mỗi ngày.

Trong Sách Kinh Dịch có nói rằng "Dương sẽ sinh ra Dương", cho nên bà Cần tin rằng tập thể dục là rất quan trọng. Bà thích tập những bài tập vừa sức. Ví dụ, đi bộ là một bài tập vừa sức và an toàn, sau bữa tối, bà sẽ đi bộ chậm khoảng nửa tiếng.

Như người ta nói, con người già đi thì đôi chân của họ sẽ già trước. Nghĩa là sức khỏe của đôi chân sẽ thể hiện tuổi tác của bạn. Khi có tuổi, chân sẽ yếu trước, do vậy, tập luyện cho đôi chân là vô cùng cần thiết.

Thông thường, chân bị yếu là do ít vận động, gan và thận bị thiếu hụt. Thắt lưng, chân và thận có mối quan hệ rất mật thiết, thắt lưng là nơi trú ngụ của thận, nếu vùng thắt lưng không xoay chuyển được thì thận sẽ suy kiệt.

Do đó, cử động thắt lưng và chân khi đi bộ có thể bồi bổ gan thận, tăng cường cơ và xương, trì hoãn quá trình lão hóa.

Quốc y Đại sư Cần cho rằng, tùy theo tình trạng thể chất của mỗi người, thời gian để đi dạo sau bữa ăn có thể được chọn trong khoảng từ 15 đến 60 phút. Những người già yếu có thể đi bộ ít hơn, và những người lười vận động, thừa cân, hoặc khó tiêu có thể đi bộ nhiều hơn.

Sự thoải mái và lười vận động quá nhiều sẽ khiến khí và huyết trong kinh lạc bị ngưng trệ, sinh khí sẽ suy yếu dần theo thời gian, như sách "Tố Vấn-Tuyên minh ngũ khí biên" nổi tiếng của Trung quốc từng viết: "Nằm lâu sẽ tổn thương khí, ngồi lâu sẽ tổn thương da thịt, cơ bắp."

Bản thân danh y Cần cũng tự sáng tạo ra một bộ môn thể dục nhịp điệu, sử dụng đầu của mình làm đầu bút và lắc đầu để viết chữ Mễ "米" (Nghĩa là Trước, sau, Trái phải, Chéo 4 góc). Sau đó, làm cho đầu xoay quanh hình chữ Mễ, đầu tiên theo chiều kim đồng hồ và sau đó theo hướng ngược lại. Kiên trì lâu dài có thể bảo vệ cột sống cổ.

Tự vỗ tay và chân có thể thúc đẩy lưu thông máu.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 7.

DUY TRÌ SỞ THÍCH RIÊNG,

VUN ĐẮP TINH THẦN TƯƠI MỚI

Bà Cần rất thích trồng và dùng những loại cây thuốc để chăm sóc sức khỏe, dùng thảo dược để chăm sóc da.

Quốc y Đại sư Cần rất thích trồng cây, và ban công chính là thế giới của bà. Hơn nữa, hầu hết các loại cây bà trồng đều là cây thuốc, chẳng hạn như lá bạc hà thì bà dùng đun nước uống hàng ngày, chúng được thu hoạch từ chính ban công nhà bà.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 8.

Sở thích của bà cũng rất phong phú, chẳng hạn như thích chơi đàn piano và khiêu vũ. Nhưng điều bà thích nhất chính là đọc sách.

Bà cho biết, bố bà cũng thích đọc sách và giữ thói quen đọc sách ngay cả khi đã già. Bà tin rằng để não luôn hoạt động, cần hình thành thói quen đọc sách. Vì vậy, bà đọc sách báo hàng ngày và thường xuyên trao đổi các vấn đề với học sinh. Giữ cho não luôn trong trạng thái suy nghĩ, con người sẽ tràn đầy sức sống.

Danh y Cần không cần bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, nhưng tình trạng da của bà thật đáng ghen tị, và bí quyết để luôn trẻ trung chính là tâm lý thoải mái.

LÀM MỚI BẢN THÂN, QUÊN TUỔI TÁC

Nói về những bộ phim truyền hình đang được yêu thích nhất hiện nay, bà cũng cho biết mình có thể bắt kịp xu hướng những thứ mà giới trẻ thích. Bà nói rằng sẽ quên đi tuổi tác của mình và coi mình như một cô gái trẻ.

Do đó, dù là WeChat, Internet hay những người nổi tiếng, chỉ cần là chủ đề gần gũi với giới trẻ, bà sẽ cố gắng tìm hiểu.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 9.

CÂN BẰNG CẢM XÚC, HỈ NỘ ÁI Ố LÀ LẼ THƯỜNG

Ngoài ra, danh y Cần tin rằng cảm xúc cũng rất quan trọng.

Mọi sự thay đổi trong cuộc sống đều có tính hai mặt, có thể có lợi cho người cũng như có hại cho người.

Tương tự, những thay đổi trong cảm xúc và tình cảm của con người đều có ưu và khuyết điểm. Như cuốn sách "Tu dưỡng tính cách để kéo dài số mệnh" từng viết: "Hỉ nộ là vô thường, chứa chấp nó thì sẽ có hại."

Bà tin rằng dù là loại cảm xúc nào thì cũng không được quá đà, nếu không sẽ làm tổn thương cơ thể.

Để làm trẻ hóa tâm trí, nuôi dưỡng tinh thần thì cần phải "tịnh hóa hư không", "hỉ nộ ái ố biết để đó", "không làm gì phải quá sợ hãi, không làm gì phải quá vui mừng", loại bỏ các hành vi kích thích xấu về tinh thần, duy trì sự ổn định về tinh thần và cảm xúc, rất có lợi cho sức khỏe.

Nhìn vào vật bất ly thân của Quốc y Đại sư Trâu Yến Cần, hiểu ngay vì sao danh y xuất sắc của TQ sống thọ - Ảnh 10.

*Theo Health/TT

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM