Ở mỗi một độ tuổi, trẻ sẽ đạt được các kỹ năng cơ bản bao gồm: vận động, nhận thức xã hội, quan sát, lắng nghe, ngôn ngữ, tự chăm sóc bản thân. Thông thường, trẻ ở từng lứa tuổi đều sẽ nắm hết hết các yêu cầu này, thậm chí là thành thục hơn. Cũng có một số trẻ chậm hơn nhưng không đáng kể.
Nhìn vào bảng này, cha mẹ có thể biết con sẽ học hỏi thêm những điều mới lạ gì trong quá trình trưởng thành. Giai đoạn 0-5 tuổi là lúc kỹ năng, nhận thức, tư duy của trẻ phát triển một cách vượt bậc, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc, hỗ trợ con. Ngoài ra cũng cần lắng nghe, quan sát nếu như thấy con không đạt được các mốc kỹ năng cơ bản.
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng như phương pháp giáo dục, môi trường sống... cũng ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ. Nhận biết đúng những gì trẻ sẽ phát triển qua từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ hiểu và tương tác để giúp bé phát triển tốt nhất. Dưới đây là bảng về các cột mốc trẻ sẽ phát triển qua từng giai đoạn đến 5 tuổi.
Các mốc phát triển của trẻ là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, xã hội và cảm xúc ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần theo dõi kỹ để không bỏ qua bất kỳ mốc phát triển nào của bé.
Bên cạnh các mốc phát triển kỹ năng trên, cha mẹ cũng nên có phương pháp nuôi dạy tùy theo từng độ tuổi. Ở mỗi giai đoạn, trẻ dễ có phản ứng, tâm tư khác nhau, thấu hiểu rõ giúp mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trên hành trình nuôi dạy bé.
Trẻ từ 0-1 tuổi: Ăn, ngủ, đi chơi
Những em bé ở độ tuổi này chỉ cần làm tốt các công việc ăn, ngủ, đi chơi. Vì thế, nếu cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Khi được 8 tháng tuổi trở lên, trẻ đã biết phát ra những âm đơn giản, biết phân biệt người lạ - người quen, lúc này cha mẹ hãy gần gũi với trẻ nhiều hơn bởi đây là giai đoạn trẻ rất cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Tất cả những nhu cầu của trẻ khi được mẹ đáp ứng và trong môi trường sống ổn định thì sẽ tạo được cảm giác an toàn và phát triển tốt. Ngược lại, nếu giai đoạn này mẹ có những bất ổn về tâm lý như sinh con ngoài ý muốn,... thì có thể gây nên những bất ổn về tâm lý cho đứa trẻ.
Mặc dù vậy, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng cần phải được đáp ứng. Hãy hình thành cho trẻ thói quen làm theo quy luật, quy tắc để trẻ sống có trách nhiều và điềm tĩnh hơn, sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ theo hướng tích cực hơn.
Trẻ từ 1-3 tuổi: Tò mò về thế giới xung quanh
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm.
Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.
Trẻ từ 3-6 tuổi: Hình thành tính cách và cảm xúc riêng
Quá trình phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bé đã biết tự mình khám phá thế giới xung quanh, sử dụng các vật dụng thường ngày một cách linh hoạt, vốn từ tăng nhanh, hiểu người lớn nói gì, biết nói thành câu và yêu cầu khi có mong muốn. Trẻ thích thú khi được đáp ứng và vui chơi, trẻ hay đặt ra những câu hỏi tại sao và bắt đầu có ý kiến riêng của mình.
Cũng trong giai đoạn này, cái tôi của trẻ em đã được hình thành, chúng bắt đầu nhận thức về giới tính và hay đặt ra những câu hỏi. Trẻ cũng đã nhận ra được vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối. Nếu cha mẹ biết cách hướng con đến những điều tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sau.