Sinh ra ở Việt Nam, điều khiến ta tự hào là vô số kể, trong đó phải kể đến Phở. Nếu bạn cho rằng phở đang bị “nâng tầm” quá đà dạo gần đây bằng vô số lời có cánh từ các trang truyền thông quốc tế thì với trái tim ấm nóng dòng máu Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng món ăn này xứng đáng với mọi lời ca tụng trên đời.
Phở - “con cưng” của ẩm thực Việt
Gọi một tiếng “quốc hồn quốc tuý”, là bởi phở mang theo những tính chất ẩm thực Việt Nam quan trọng: tinh tế, cầu kì, hài hoà và tỉ mỉ. Trong một bát phở, ta có bánh phở làm từ hạt gạo là cốt lõi của nông nghiệp nước nhà, có thịt bò, có màu xanh của hành lá mang đến sự cân bằng từ thực vật và động vật. Hơn thế, nước dùng của phở còn có hương thơm đặc trưng của các loại thảo mộc như quế, hồi, thảo quả… Húp một ngụm nước phở ấm nóng vào một sáng trời lạnh, ta thấy đầu tiên là hương thơm ngập tràn cả khoang miệng, sau đó cuống họng và cả cơ thể dần ấm lên, tỉnh táo cả người.
Tôi yêu phở, như bao người Việt khác yêu phở. Đó không chỉ là tình yêu với một món ăn ngon mà còn là sự gắn bó trải dài suốt cả năm tháng trưởng thành. Từ trẻ em đến người lớn tuổi, từ tầng lớp khá giả đến trung bình, không ai không yêu món ăn này.
Phở đánh cắp trái tim của vô số người, không phân biệt tuổi tác, quê quán…
Yêu nước phải ở yên, yêu phở cũng thế!
Trong những ngày toàn dân quyết tâm chống dịch COVID-19, các hàng quán đều đóng cửa, điều tôi và nhiều người Việt nhớ thương nhất là một bát phở nóng ngon lành, thêm một quả trứng chần và tốt nhất là kèm với quẩy vừa rán giòn rụm. Tôi nhớ làm sao cái cảm giác nhúng quẩy giòn vào ngập nước phở đậm đà. Tôi đoán tâm trạng mình cũng chẳng khác nhà văn Nguyễn Tuân – một fan cứng của Phở - cái hồi ông ở Phần Lan, như những gì ông viết trong tuỳ bút “Phở”: “Thì ra gần đây chúng tôi héo hắt đi, vì xa đất nước, khẩu vị lạc điệu, thấy nhớ nhà nhớ nước, trong cái nhớ nhà nhớ đất nước, có cả một sự nhớ ăn phở nữa.”
Một trong số những điều gây thương nhớ của người Việt trong thời gian giãn cách chính là bát phở nóng hôi hổi.
Tôi cũng cảm thấy mình “héo hắt”, dù nhìn chung tinh thần vẫn ổn vì biết rằng việc mình nghiêm túc ở nhà chính là một biểu hiện của lòng yêu nước. Và rằng tôi cùng mọi người càng nghiêm túc thì càng sớm ngày tôi sẽ được hội tụ cùng bát phở thân yêu. Nhiều người bạn đang kẹt ở nước ngoài cũng bảo rằng nếu họ về được, thì sau khi đã thực hiện đủ quy trình cách ly và xác định bản thân an toàn, ăn phở nằm trong danh sách những việc đầu tiên họ làm. Nói chung, yêu nước thì phải ở nhà, và yêu phở cũng thế!
Càng chóng dập được “giặc” COVID-19, chúng ta càng sớm ngày được tái ngộ với bát phở thân yêu.
Còn trong lúc đó, tôi và nhiều người yêu phở chỉ có thể học cách ứng biến, và một trong số đó là phở ăn liền.
Phở ăn liền - “thô bạo” hay “giỏi ứng biến”?
Phở ăn liền, đúng, loại phở khô đóng gói, đóng hộp kèm theo gia vị mà chỉ mất 5 phút chế biến là ăn ngay được đấy. Nghe có vẻ khá tiện lợi nhưng thực ra, cá nhân tôi thuở đầu không quá yêu thích các phiên bản “ăn liền” của một món ăn quá mức tinh tế, cầu kì. Nhất là món phở. Chỉ riêng công đoạn chế biến nước dùng của phở đã có thể tốn đến tận 4 – 6 tiếng đồng hồ thì làm sao 5 phút chế nước sôi có thể so sánh được đây? Quả là điều khó tưởng tượng. Thậm chí, nhà văn Nguyễn Tuân còn từng ngầm cho rằng việc biến phở thành thức ăn liền đơn giản là một sự… “thô bạo”:
“Hiện nay phở đang phát triển mạnh ở thủ đô Hà nội, lớn nhỏ, gánh rong, bán trong nhà, bán ngoài hè, có đến trên dưới hai ngàn chủ phở. Người Việt-nam còn thì còn phở bát, bát phở trong tương lai vẫn nóng sốt như bây giờ. Phở bát của ta không thể thành một thứ đồ hộp đâu, người công dân Hà nội này xin trả lời ông là một nghìn lần không, không, không thể có sự thô bạo ấy”.
Tôi từng đọc những dòng này và thốt lên “chí lý!”. Song, trong hoàn cảnh hiện tại, tôi dường như thấy cái sự chí lý ấy đã quay lại và cười hềnh hệch vào mặt mình, khi đang mang hai lớp khẩu trang và mất năm phút nhìn chằm chằm mấy hộp phở ăn liền trong siêu thị. Một bên tôi giằng co với cơn thèm phở, bên còn lại “chỉ trích” tôi không có lập trường. Cuối cùng, tôi chấp nhận sự thiếu lập trường của mình và mang về cả tá phở hộp với nhiều vị, nhiều hãng khác nhau. Chỉ thử thôi, tôi tự nhủ, vì tình huống bất khả kháng hiện tại.
So với bát phở nóng sốt, thơm ngào ngạt với đủ thịt thà trong tâm trí tôi thì những món phở chỉ có ba thành phần là gia vị - nước xốt – bánh phở khô hoàn toàn không thể so sánh được. Mặc dù, tôi phải thừa nhận là có một số hãng đã cố gắng tái tạo lại hương vị đặc trưng của phở. Có thể nói là phở ăn liền đã góp phần giúp tôi bớt thèm, dù không triệt để một trăm phần trăm (đương nhiên!).
Và thế là tôi đã có một tuần dài ngâm cứu các loại phở ăn liền, để rồi cho ra kết luận rằng cái tên ấn tượng nhất với tôi lúc bấy giờ chính là Phở Chin-su.
Tuy không thể so sánh với phở tươi ngoài hàng, nhưng phở Chin-su đã hoàn thành xuất sắc việc “lấp đầy khoảng trống” trong một người thèm phở đến… tuyệt vọng. Hương vị phở Chin-su vừa miệng, gần giống nhất với phở tươi trong số những loại tôi từng thử. Một hộp phở bò Chin-su nặng khoảng 132g, bao gồm nhiều thành phần như bánh phở, gia vị phở, gói dầu, hành lá sấy khô, đầu hành, ớt cay thái lát, tương ớt xay nhuyễn đặc trưng ăn kèm cùng món phở rất hợp và đặc biệt nhất, chính là gói thịt bò thật. Tôi bất ngờ khi mở ra và thấy bên trong túi thịt bò thật là thịt bò nguyên miếng chứ không hề bị vụn. Khi ăn còn cảm giác được cả thớ thịt mềm và rất vừa miệng. Mùi thơm và vị ngọt thịt còn đọng lại sau cùng khiến tôi nhớ lại những miếng thịt bò ngon lành trong bát phở quán quen, cũng một chín, một mười, không khỏi ngạc nhiên bởi khả năng bắt chước tài tình đến vậy.
Không chỉ vậy, phở ăn liền Chin-su được lòng tôi nhất vì một số loại phở ăn liền khác thường có nước phở quá hăng mùi quế, hoặc để lẫn cả ớt cay vào gói gia vị khiến tôi không điều chỉnh được độ cay mong muốn (phở Chin-su có gói tương ớt siêu cay riêng, ăn bao nhiêu cho bấy nhiêu).
Theo ý kiến cá nhân của tôi, thì có lẽ với phở Chin-su, tôi sẽ không xem đó như một sự… “thô bạo” mà là “ứng biến” bởi phở Chin-su đã rất cố gắng để tạo nên một phiên bản gần nhất với bát phở tươi ngoài tiệm. Ngay cả khi khoảng thời gian “xa mặt cách lòng” đã qua đi, tôi vẫn trữ một ít phở Chin-su trong nhà, đề phòng những đêm khuya thèm phở, hay những sáng vội vã cần một bữa sáng nhanh-gọn-lẹ mà quan trọng nhất, vẫn phải ngon dinh dưỡng. Trong số các món phở ăn liền với yếu tố tiện lợi, có thể nói phở Chin-su là ổn nhất về cả hương vị lẫn chất lượng. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm vào một quả trứng chần. Tôi thích để trứng dưới đáy tô cho chín, ăn hết phở và thịt rồi húp trứng cùng với nước dùng. Đó là một cách “hạ màn” tuyệt vời cho tô phở.
Tóm lại, phở Chin-su là một gợi ý nhỏ của tôi dành cho bữa sáng cả nhà ở nhà. Từ nay, có lẽ tôi không thể đánh giá thấp phở ăn liền. Vì dù nó không thể thay thế phở tươi nhưng song hành và bổ trợ cho nhau thì hoàn toàn có thể, nhất là những lúc đêm khuya đói lòng mà lại thèm phở tha thiết, thì phở Chin-su là một trong những lựa chọn hàng đầu đấy!