Dưới đây là những thói quen ăn trái cây sai cách:
1. Uống nước trái cây đóng chai thường xuyên
Chúng ta đều biết rằng ăn trái cây đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng nước trái cây cũng chứa nhiều dinh dưỡng giống như trái cây, nên thường xuyên ép lấy nước hoặc mua nước trái cây nguyên chất để uống, thực ra đây không phải là một thói quen tốt.
Trước hết, cần nhiều loại trái cây mới ép được một cốc nước ép, đồng thời khi ép nước đã loại bỏ hết chất xơ và dẫn đến cơ thể nạp quá nhiều đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị hạn chế ăn nhiều đường. Bất kể người lớn hay trẻ em, khuyến cáo nên kiểm soát lượng đường bổ sung dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tốt nhất là dưới 5%.
Dựa trên 2000kcal calo mỗi ngày, 10% tổng năng lượng tương đương với 50 gam đường và 5% tương đương với 25 gam. Đường bổ sung được đề cập ở đây không bao gồm các loại đường có tự nhiên trong trái cây tươi nguyên trái, mà bao gồm nước trái cây nguyên chất và nước trái cây cô đặc. Chỉ cần uống một chai nước trái cây có thể dễ dàng vượt quá giới hạn này.
Ví dụ, hàm lượng đường của nước trái cây nguyên chất tự ép hoặc bán sẵn chủ yếu nằm trong khoảng từ 10% đến 20%. Ngay cả khi sử dụng mức thấp nhất là 10%, một chai (500 ml) chứa 50 gam đường, cũng đã nằm trong giới hạn của khuyến nghị, nếu ăn thêm các loại thực phẩm chứa đường khác, lượng đường sẽ vượt quá giới hạn.
Vì vậy, "uống nước trái cây" không hề tốt cho sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ, hậu quả rất có thể là nạp quá nhiều đường vào cơ thể.
Không chỉ vậy, do trong nước ép có hàm lượng đường fructose cao, và đường nho khác nhau, đường fructose đi vào cơ thể theo cơ chế điều tiết insulin, nếu ăn một số lượng lớn vào gan và chuyển hóa thành mỡ, gây ra gan nhiễm mỡ và béo phì.
Ngoài ra, quá trình chuyển hóa đường fructose ở gan sẽ tạo ra nhân purin, sản phẩm cuối cùng của purin là acid uric, acid uric tích tụ và kết tinh nhiều sẽ tạo thành hạt tophi. Người uống nước ép trái cây trong thời gian dài cũng có thể gây tăng axit uric máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Vì vậy, đối với nước trái cây, dù là nước trái cây ép tươi "nói chung là tốt cho sức khỏe", bạn cũng không được uống quá nhiều, người bị tăng acid uric máu và bệnh gút nên uống cẩn thận hơn.
2. Dùng trái cây để thay thế bữa ăn trong ngày
Trong suy nghĩ của nhiều người, ăn trái cây là để làm đẹp và giảm cân nên họ sẽ dùng trái cây thay cho bữa ăn thường ngày. Thực tế, điều này không chỉ không tốt cho nhan sắc mà còn khiến con người ta già đi nhanh chóng.
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, trái cây thiếu protein và axit béo thiết yếu, không hấp thụ đủ axit béo có thể gây ra bệnh da cóc, biểu hiện bằng da khô và da sần sùi.
Thứ hai, trái cây có chứa đường, khi bạn ăn một lượng lớn trái cây sẽ đưa vào cơ thể con người rất nhiều đường. Nếu đường fructose trong trái cây được tiêu thụ quá nhiều, nó sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa.
Vì vậy, những người có lượng đường trong máu bình thường được khuyến nghị nên tiêu thụ 200-350g trái cây mỗi ngày, tương đương với một quả táo cỡ trung bình. Nếu lượng đường trong máu quá cao, không nên ăn quá 200g trái cây mỗi ngày.
Đối với trái cây, chúng ta cũng nên nhắc nhở mọi người không nên chỉ ăn một loại trái cây trong thời gian dài mà nên ăn nhiều loại trái cây cùng nhau, xin được nhấn mạnh ăn trái cây tươi và ăn trái cây một cách khoa học, điều này sẽ hiệu quả hơn là chỉ ăn một loại trái cây nhất định.
Nguồn: Aboluowang