Nhiều mẹ bỉm sữa đang không biết mình bị trầm cảm sau sinh hay chỉ là đang lo lắng về đại dịch Covid

Lưu Thoa | 21-05-2021 - 20:47 PM

(Tổ Quốc) - Việc làm mẹ giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến các mẹ bỉm sữa nảy sinh tâm trạng lo lắng. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ phân biệt được đâu là lo lắng về đại dịch, phân biệt với các dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Hồi tháng 4, khi bà mẹ 3 con người Mỹ tên Lauren Wellbank vừa sinh xong được vài tuần, bác sĩ đã đưa cho cô tờ phiếu thang điểm EPDS. Đây là thang điểm được phát triển nhằm mục đích sàng lọc phụ nữ sau sinh tại các cơ sở ngoại trú, tại nhà hoặc trong kỳ kiểm tra 6-8 tuần sau sinh. Thông số đánh giá gồm các câu như "Tôi có thể cười và thấy mặt hài hước của sự việc", "Tôi có cảm giác muốn làm tổn thương bản thân"...

Thang điểm Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) được phát triển ở Scotland năm 1987, hiện nay đang sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, bao gồm 10 câu hỏi. Câu trả lời được đánh giá theo mức điểm 0,1,2,3 tăng dần theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Đối với phụ nữ có 9 điểm trở lên hoặc có ý định tự tử cần được theo dõi ngay lập tức. Bệnh nhân có thang điểm dưới 9 mà bác sĩ nhận thấy có dấu hiệu trầm cảm cũng cần được can thiệp.

Lauren sinh con lần này là lần thứ 3, trước đó cô đều thực hiện EPDS vào mỗi lần hẹn tái khám sau sinh và đều trả lời dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng lần này, cô thấy bản thân phải vật lộn rất lâu để có thể trả lời được câu hỏi như "Tôi vẫn thấy được thú vui từ các công việc?", tôi băn khoăn với những câu trả lời, "ít hơn so với ngày trước", "chắc chắn là ít hơn", "hầu như không".

Cô nói đùa với bác sĩ rằng hầu như không còn gì vui thú để mong đợi trong tương lai nữa, chúng ta đang mắc kẹt giữa đại dịch Covid-19 và mọi thứ chả mấy chốc sẽ bị phá hủy hết. Nhưng cô đã trả lời nửa đùa nửa thật, thật là cô không thấy được tương lai sáng sủa và đáng mong đợi.

Khi rời văn phòng bác sĩ, Lauren tự hỏi: "Liệu buồn phiền và lo lắng của tôi là do tác động của đại dịch Covid, hay tôi đang bị rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh? Và liệu những câu hỏi để đánh giá mức độ trầm cảm của EPDS đã lỗi thời hay không?".

EPDS có còn phù hợp với thời điểm hiện tại không?

Paige Bellenbaum, giám đốc truyền thông một phòng khám tâm thần dành cho các bà mẹ ở New York, Mỹ cho hay công cụ EPDS chưa phải là công cụ đánh giá hoàn hảo. Các nghiên cứu chỉ ra phụ nữ da màu và phụ nữ ở các khu vực thu nhập thấp thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh cao hơn, nhưng EPDS không phải lúc nào cũng sàng lọc hiệu quả các đối tượng này.

Thêm vào đó, công cụ sử dụng tiếng Anh nên với những bà mẹ không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính sẽ gặp khó khăn hơn khi thực hiện đánh giá, và bảng câu hỏi còn thiếu những câu hỏi đề cập sát đời sống.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác gì với lo lắng về đại dịch Covid? - Ảnh 2.

Rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh vô cùng phổ biến hiện nay (Ảnh minh họa).

Nhưng điều quan trọng là hiện tại EPDS là công cụ hữu hiệu nhất mà các bác sĩ có thể sử dụng để đánh giá dấu hiệu trầm cảm sau sinh cho các bà mẹ. Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (một hiệp hội chuyên nghiệp của các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Mỹ) còn khuyến nghị thực hiện tầm soát rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh ngay từ trong thai kỳ và trong giai đoạn sau sinh.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ xác nhận việc thực hiện sàng lọc rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh ở giai đoạn 1, 2, 4 và 6 tháng đều cho thấy hiệu quả từ năm 2018.

Do đó, câu trả lời cho việc EPDS có còn phù hợp với thời điểm hiện tại không sẽ không nằm ở việc phương pháp sàng lọc có hiệu quả hay không mà là ở việc mọi người có dùng phương pháp đó để đánh giá và trả lời trung thực hay không.

Ngay cả khi thực hiện đánh giá, nhiều bệnh nhân vẫn chưa đủ can đảm để trả lời thực lòng bởi đa phần còn sợ bị phán xét, bị kỳ thị bởi người xung quanh khi họ biết người mẹ có vấn đề về tâm thần, cùng với nỗi sợ hãi lớn nhất là có thể bị mang con đi khỏi mẹ".

Để việc thực hiện EPDS hiệu quả sẽ cần sự tích cực sàng lọc từ các bác sĩ, trung tâm y tế, đồng thời sự tuyên truyền mạnh mẽ trong cộng đồng về ảnh hưởng của chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh phổ biến đến các bà mẹ và gia đình.

Trong một nghiên cứu gần đây thực hiện với 900 bà mẹ cho thấy, tỉ lệ hơn 40% phụ nữ mang thai và sau sinh thực hiện sàng lọc có điểm EPDS từ 13 trở lên, có rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh. Con số lớn gấp đôi con số 15-20% thường được thống kê trước đó liên quan đến rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh, điều đó cho thấy rất nhiều các bà mẹ bị cô lập, phải tự đối mặt với vấn đề, thiếu hỗ trợ từ xã hội.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác gì với lo lắng về đại dịch Covid? - Ảnh 3.

Ảnh hưởng từ đại dịch khiến vấn đề rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh khó xác định hơn (Ảnh minh họa).

Lo âu, trầm cảm sau sinh và căng thẳng vì đại dịch Covid? Làm sao để được giúp đỡ

Tháng đầu tiên sau sinh, rất nhiều lần Lauren Wellbank tự giấu mình trong phòng ngủ để khóc. Cô thấy mình hay cáu gắt với các con và chồng hơn vì những điều nhỏ nhặt không đáng. Cô tự hỏi phải chăng mình đang căng thẳng vì ảnh hưởng của đại dịch hay mắc rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh nghiêm trọng?

Khi thực hiện EPDS, thang điểm của cô khá cao, nhưng chưa đến mức chỉ ra cô mắc rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh, mà có vẻ như cô đang căng thẳng vì ảnh hưởng của đại dịch. Cô không thể phân biệt được sự khác biệt giữa rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh và căng thẳng vì đại dịch.

4 giải pháp giải quyết lo âu và trầm cảm sau sinh với căng thẳng vì đại dịch Covid

1. Hãy nói ra vấn đề

Nếu là một bà mẹ sau sinh và bạn chưa được thực hiện EPDS hoặc một công cụ tương tự để tầm soát rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh, bạn hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phòng khám, bác sĩ hoặc bệnh viện, việc sàng lọc chẩn đoán rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh rất quan trọng. Hãy nói ra vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ.

2. Thay đổi góc nhìn tích cực hơn

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác gì với lo lắng về đại dịch Covid? - Ảnh 4.

Thay vì băn khoăn giữa 2 mệnh đề "Tôi chẳng còn nhìn thấy gì vì tôi đang chán nản" và "Tôi chẳng còn nhìn thấy gì vì mọi thứ bên ngoài cuộc sống của tôi thật tồi tệ", bạn có thể thử góc nhìn khác "bạn có thấy cảm xúc tích cực từ những điều nhỏ nhặt như việc được thưởng thức một tách cà phê buổi sáng hoặc xem chương trình yêu thích trên Netflix không?".

Nếu câu trả lời là không, bạn đang bị rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh, còn bạn mất một thời gian đắn đo để đưa ra câu trả lời, hay có cảm nhận như thể khi sinh con bạn đã mắc một sai lầm lớn hoặc nếu bạn từng nghĩ đến việc cho con mình đi, thì tâm trạng của bạn có thể liên quan đến rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh.

Lưu ý các triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh khác và kéo dài hơn so với hội chứng "baby blues" (tâm trạng suy sụp trong thời gian ngắn do tất cả những thay đổi về thể chất, tinh thần và cuộc sống khi vừa mới sinh em bé) mà nhiều bà mẹ trải qua trong hai tuần sau khi sinh.

3. Để ý tâm trạng liên quan đến các vấn đề về đại dịch Covid

Giữa bối cảnh đại dịch, các triệu chứng trầm cảm sau sinh không dễ dàng được phân biệt. Việc các bà mẹ quá lo lắng trước ảnh hưởng của đại dịch đến sức khỏe con cái và an toàn của trẻ cũng là những triệu chứng phổ biến của tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh hiện nay. Các triệu chứng có thể bao gồm việc: tự cô lập, cảm thấy hoàn toàn đơn độc, cảm thấy cáu kỉnh và tức giận từ những điều nhỏ nhặt, buồn và thất vọng vì không thể thực hiện nhiều thứ cho con như khi không có ảnh hưởng từ đại dịch.

4. Tìm các chương trình hỗ trợ

Thời đại công nghệ 4.0, bạn có thể tìm kiếm các chương trình hỗ trợ thông qua internet, có nhiều tổ chức có thể kết nối bạn với các chuyên gia sức khỏe tâm thần sau sinh, các nhóm hỗ trợ và tư vấn online.

Xác định được chứng rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh càng sớm thì người mẹ có thể điều trị sớm và trở lại trạng thái ban đầu và bắt đầu tận hưởng thiên chức làm mẹ.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác gì với lo lắng về đại dịch Covid? - Ảnh 7.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM