Một trong những điểm nóng được doanh nghiệp "ngóng" trong tuần qua là câu chuyện về cơ cấu nợ. Trước ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Theo đó, nếu nhà đầu tư biết tận dụng đà lăn chính sách thì chẳng những không mất mà còn được thêm tiền!
Sau công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2023 không mấy tích cực, nhiều chính sách được ban hành để thúc đẩy hành động tiết kiệm là quốc sách, sử dụng đồng tiền thông minh và biết chọn giá tốt để đầu tư. Chuyên gia đầu tư Mr. X30 Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển, CTCP Chứng khoán cũng đồng ý với điều này. Trong Bí Mật Đồng Tiền mùa 2, số 07 "Thầy bói xem coi", anh Hưng chia sẻ: "Giai đoạn này nếu chúng ta hoàn toàn đứng ngoài thị trường thì là lựa chọn không nên. Vì khi các chính sách được ban hành nhiều thì việc chúng ta yên tâm với danh mục đầu tư của mình vẫn là sự lựa chọn đúng đắn."
Phân tích sâu hơn về những chính sách được Nhà nước ban hành, chị Nguyễn Thị Thu Dung - Giám đốc Kinh doanh - Hội sở, CTCP Chứng khoán có tiếng chia thành 3 loại: Chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến thị trường khiến cho nhiều nhóm ngành tăng trưởng nhanh, trong đó hưởng lợi nhiều nhất là cổ phiếu chứng khoán. Chính sách giảm thuế VAT 2%, giảm lãi suất,... giúp giảm bớt áp lực tài chính và kích thích nhu cầu quay trở lại thị trường của doanh nghiệp. Dù có tác động chậm rãi hơn nhưng nhóm chính sách này lại có tác động sâu rộng hơn. Cuối cùng là nhóm chính sách nhà nước đưa ra để tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng, doanh nghiệp,... Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra các phương án điều chỉnh hợp lý hơn.
Tuy vậy, vẫn cần thêm rất nhiều chính sách trong thời gian tới để gỡ rối được thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm ngành bất động sản.
Với tất cả những chính sách đã được công bố, kết hợp với thời điểm đáo hạn chứng khoán phái sinh sắp đến và cuộc họp mang tính chất quyết định lãi suất từ FED, thì thị trường đang phản ánh một vài dấu hiệu mới. Đặc biệt theo chị Nguyễn Thị Thu Dung: "Các nhà đầu tư đánh giá rằng chính sách tiền tệ có xu hướng dễ dàng hơn khi thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tích cực hơn." Việc giao dịch với thanh khoản thấp phù hợp với những yếu tố trên. Đây coi như là tín hiệu tích cực, dòng tiền cũng xoay chuyển và suy nghĩ của các nhà đầu tư cũng bắt đầu biến đổi.
Host Ngọc Trinh cảm thấy rằng những thông tin về chính sách đầu tư vĩ mô sẽ được các nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm hơn cả. Nhưng đối với nhà đầu tư trẻ, hay Gen Z thì có thể sẽ quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện của ngành, hay các drama liên quan đến sóng đầu tư chứng khoán. Tuy vậy, Mr.X30 đưa ra lời khuyên:
"Khi mà các dự báo không thể hiện quá rõ sự tích cực thì các diễn biến vĩ mô thế này lại được nhà đầu tư quan tâm rất nhiều. Vì mọi người vẫn kỳ vọng đây là động lực, cú huých khiến cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn trong quý sau. Nhà đầu tư trẻ lại càng cần quan tâm! Mỗi một chính sách ban hành ra thì cần ngồi để suy nghĩ. Ví dụ như vấn đề khi chính sách đưa ra người hưởng lợi nhiều nhất là ngân hàng thì có thể nhóm ngành này sẽ thu hút đầu tư khá hơn."
Theo đó thì nhà đầu tư trẻ cần để ý nhiều hơn đến các chính sách tiếp theo để đưa ra phương hướng kịp thời trong thời gian tới.
Ảnh: Moneytalk