Việc quản lý chi tiêu là công việc cần thiết mà mỗi gia đình cần phải thực hiện, đặc biệt là trong các gia đình có thu nhập không quá cao. Điều này giúp cuộc sống của gia đình bạn sẽ đi theo một quỹ đạo cụ thể hơn, hạn chế các vấn đề phức tạp về tài chính xảy ra. Áp dụng nguyên tắc 4-3-2-1, bạn vẫn vừa có thể đảm bảo cuộc sống no đủ, vừa có một khoản tích lũy cho tương lai.
Cụ thể đi sâu vào phương pháp, trước hết ta phải thống kê các nhu cầu của gia đình bạn. Mỗi gia đình tuỳ vào mức thu nhập sẽ có các khoản chi tiêu phù hợp với thực trạng, tuy nhiên các khoản chi tiêu thông thường sẽ được phân chia vào 4 nhu cầu chính sau: Chi tiêu chung cho cả nhà, chi tiêu riêng cho vợ chồng, chi tiêu cho con và tích luỹ.
Trong đó, chi tiêu chung sẽ bao gồm những nhu cầu ăn uống, may mặc, nhà ở, có thể kể đến Có thể kế đến chi phí mua thức ăn hàng ngày, đi lại, điện nước, chi phí thuê nhà hàng tháng cho những gia đình chưa có nhà ở ổn định hay chi phí mua sữa cho con nhỏ,… Các khoản chi tiêu cho con cái sẽ bao gồm tiền học thêm, chi phí mua sách vở và văn phòng phẩm, chi phí mua đồng phục,…
Sau khi liệt kê ra những đầu mục cần chi tiêu trong gia đình, bước tiếp theo mà bạn cần làm là thiết lập một mục tiêu tài chính cụ thể. Khi bạn thực hiện mọi việc theo một mục tiêu, kế hoạch thì các vấn đề sẽ được giải quyết gọn gàng và chỉn chu hơn. Việc quản lý chi tiêu cũng vậy, trước tiên bạn hãy xác định cho gia đình một mục tiêu tài chính cụ thể trong cả ngắn hạn và dài hạn. Sau đó hãy thực hiện mua sắm, chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề tiêu dùng vượt quá số tiền đang có. Dù mục tiêu tài chính cho gia đình có là gì thì bạn vẫn cần nhớ: Thu nhập là bao nhiêu thì cũng phải tiết kiệm được ít nhất 10% mỗi tháng.
Vì vậy, chúng ta sẽ đến với bước tiếp theo: Sắp xếp tài chính với phương pháp 4-3-2-1.Trong đó, thuận theo cách chia thành 4 nhóm nhu cầu bên trên, ta có sự phân chia như sau: Coi tổng thu nhập là 100, ta dành 40% cho chi tiêu chung của cả nhà, 30% cho chi tiêu của riêng vợ và chồng, 20% chi tiêu cho con và 10% cho tích lũy tiết kiệm. Ví dụ tổng thu nhập của gia đình bạn là 15 triệu đồng thì chi tiêu chung sẽ là 6 triệu đồng, chi tiêu của riêng vợ và chồng tổng sẽ là 4,5 triệu đồng, 3 triệu dành cho con và tiền tiết kiệm là 1,5 triệu đồng 1 tháng.
Khi lĩnh lương, bạn hãy chia tiền theo đúng tỉ lệ bỏ vào từng quỹ và luôn nhớ một nguyên tắc bất di bất dịch: không lấy quỹ này tạm dùng cho quỹ khác. Với những khoản tiền cố định như tiền nhà, học phí cho con, tiền ăn, tiền gas, điện nước… bạn cũng nên chia nhỏ và cho vào từng phong bì riêng để tránh trường hợp phải chạy đôn, chạy đáo xoay tiền khi cần.
Với mức thu nhập trung bình cộng với việc phải nuôi con ,thì tiết kiệm và chi tiêu theo nguyên tắc 4-3-2-1 sẽ giúp bạn tự chủ về mặt tài chính, chăm lo đầy đủ cho con và tích lũy cho tương lai.
Nguồn: Tổng hợp
Nằm lòng 5 bí quyết giúp dân văn phòng có một buổi chiều làm việc “không uể oải”