Nguyên tắc để có một bình rượu thuốc tốt, cách sử dụng và nhóm người không nên uống

Vân Hồng | 26-03-2020 - 12:02 PM

(Tổ Quốc) - Rượu thuốc là món đồ uống phổ biến được nhiều người sử dụng. Đây là cách để ngâm một bình rượu tốt nhất, nên uống rượu như thế nào cho đúng, khuyến cáo những người không nên uống.

Theo quan niệm từ xa xưa thì uống rượu thuốc (rượu ngâm với thảo dược hoặc động vật) có thể giúp con người bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Điều này ở một góc độ nào đó thì vẫn có tác dụng làm thay đổi tình trạng thể chất của nhiều người. Nhưng không phải rượu thuốc là thức uống tốt cho tất cả mọi người.

Rượu thuốc vốn được coi là một loại rượu "thập cẩm" vì có rất nhiều chủng loại, không thể liệt kê hết vì sự sáng tạo của loại rượu tự chế này. Rượu thuốc là rượu được ngâm với một loại thuốc nào đó rồi tạo ra một thứ đồ uống là hỗn hợp hòa tan của các nguyên liệu.

Rượu thuốc từ rất lâu đã được người dân đón nhận và là sở thích của nhiều người. Bởi vì họ cho rằng rượu thuốc có thể bồi bổ sức khỏe, đồng thời có thể điều trị bệnh.

Có nhiều người có thói quen tự ngâm rượu và tự sử dụng như một cách để dưỡng sinh, nhưng trên thực tế, theo các quan niệm Đông y xưa, không phải ai cũng phù hợp để uống rượu thuốc.

Vậy, những người tự ngâm rượu thì nên chú ý điều gì? Sau đây là những thông tin quan trọng mà người thích rượu thuốc phải đặc biệt chú ý.

Nguyên tắc để có một bình rượu thuốc tốt, cách sử dụng và nhóm người không nên uống - Ảnh 1.

1, Việc lựa chọn rượu để ngâm

Rượu dùng để ngâm thuốc có sự khác biệt với rượu mà chúng ta uống hàng ngày. Thông thường, tốt hơn là sử dụng loại rượu khoảng 50 độ trở lên, vì rượu 50 độ trở lên có thể tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại, ký sinh trùng và trứng gắn với thuốc thảo dược trong quá trình ngâm. Với nồng độ rượu này thì có thể làm cho rượu thuốc ở trong điều kiện an toàn hơn.

2, Lựa chọn và sơ chế thảo dược

Nếu nguyên liệu ngâm là động vật, cần làm sạch, bỏ nội tạng và bụi bẩn, rửa sạch sẽ với nước, sau đó lò nướng hoặc bếp sấy để sấy cho đến khi tỏa ra mùi thơm. Mặc dù sấy nhưng phải đảm bảo không được sấy hết nước của nguyên liệu, đạt được hiệu quả khử trùng là được.

Khi ngâm thì đảm bảo được nồng độ rượu đạt 50 độ. Cách ngâm này sẽ giúp cho phần thuốc tan/ngấm vào rượu nhanh hơn, dễ dàng hơn. Khi uống sẽ có mùi thơm của thuốc rõ ràng hơn, hương vị cũng êm dịu hơn, không bị nồng hoặc gắt vị.

Tất cả các loại rượu thuốc sử dụng động vật khi đã bị xuống cấp, phân hủy, hỏng hoặc bị mốc thì nên được loại bỏ, không tiếp tục sử dụng.

Ngoài ra, không nên sử dụng tất cả các loại thuốc mà đầu vào nguyên liệu không đủ sách, chứa khoáng chất với thành phần độc hại, chẳng hạn như những loại có chứa thủy ngân, asen, crom, chì, v.v. để ngâm rượu.

Nguyên tắc để có một bình rượu thuốc tốt, cách sử dụng và nhóm người không nên uống - Ảnh 2.

3. Thời gian ngâm rượu

Thời gian phù hợp để ngâm ủ rượu là khoảng 15-30 ngày. Trong quá trình ngâm ủ, bạn có thể khuấy và lắc mỗi ngày một lần.

Sau khi ngâm đủ thời gian trên, tùy vào loại nguyên liệu, bạn có thể lọc lấy rượu thuốc và sử dụng.

Ngoài ra, ở thời điểm ngâm rượu (mùa nào trong năm) cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ, khi vào thời điểm có nhiệt độ thời tiết cao, thời gian ngâm ủ sẽ ngắn, và khi nhiệt độ thời tiết thấp, thời gian ngâm ủ rượu sẽ dài hơn.

Khi sử dụng rượu thuốc đến mức gần hết, vẫn phải đảm bảo còn 10% rượu thuốc, bạn hãy thêm một lần ngâm rượu thứ hai mà không cần thêm dược liệu để tránh gây hư hỏng, biến chất phần thuốc ngâm.

Nguyên tắc để có một bình rượu thuốc tốt, cách sử dụng và nhóm người không nên uống - Ảnh 3.

4 điểm cần chú ý khi uống rượu thuốc

1, Rượu thuốc thì không nên uống quá nhiều, nhớ là uống ít

Khi uống rượu thuốc hoặc uống rượu thường, cần hợp lý và phù hợp theo khả năng chịu đựng của cơ thể từng người. Không uống quá nhiều để tránh các phản ứng bất lợi như chóng mặt, nôn mửa và đánh trống ngực.

Mặc dù là một số loại rượu được coi là có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nhưng dù bổ đến đâu cũng không nên uống nhiều.

Ví dụ, uống nhiều rượu thuốc nhân sâm có thể gây đầy hơi và khó chịu ở bụng, mất cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Uống nhiều rượu thuốc còn có thể gây sốt, khó chịu và thậm chí là chảy máu cam và các triệu chứng khác.

2, Những người được khuyến cáo không nên uống rượu thì cũng không nên uống rượu thuốc

Đã là rượu thuốc hoặc rượu thông thường thì đều là thứ đồ uống không phù hợp với tất cả mọi người. Chẳng hạn như bà bầu, bà mẹ cho con bú không nên uống rượu thuốc, kể cả uống rượu.

Người già và người có thể trạng ốm yếu, do sự trao đổi chất tương đối chậm, nên giảm lượng rượu thuốc và không nên uống nhiều là tốt nhất.

3. Chọn rượu thuốc theo tình trạng sức khỏe cần, không nên uống tùy tiện

Mỗi loại rượu thuốc có những tác dụng riêng biệt và có hiệu quả trong một phạm vi thích ứng và bạn không thể uống bất kỳ loại rượu nào mà bạn không biết nó có tác dụng gì, có phù hợp với bản thân mình hay không.

Mỗi một loại rượu thuốc, lại có đặc điểm riêng và nhóm người phù hợp để sử dụng.

Ví dụ, nếu bạn bị cảm lạnh, sốt, nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh khác, bạn nên chọn các loại rượu thuốc thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình, không uống rượu thuốc có tác dụng bồi bổ ngay khi bạn đang bị bệnh.

4. Những người có bệnh không được uống rượu, thì không nên uống rượu thuốc

Đối với những người bị viêm thận mãn tính, suy thận mãn tính, viêm đại tràng mãn tính và viêm gan, xơ gan, loét hệ thống tiêu hóa, bệnh lao xâm lấn hoặc rỗng, động kinh, suy tim, huyết áp cao, vv,… đều bị cấm uống rượu.

Ở trong điều kiện bệnh như vậy, việc ăn uống phải đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, việc cấm này không phải là tuyệt đối, bởi vì ở một số bệnh cũng có thể dùng rượu thuốc cấp thấp nhắm mục tiêu, không chỉ không có hại mà còn có lợi.

Nhưng nó cũng nên được sử dụng một cách thận trọng, tốt nhất là được sự tư vấn của thầy thuốc.

Ngoài ra, những người bị dị ứng với rượu hoặc bệnh nhân mắc một số bệnh về da liễu cũng nên tránh xa hoặc sử dụng rượu thuốc một cách thận trọng.

5 nhóm người không nên uống rượu thuốc

1. Những người bị dị ứng với rượu

2. Những người mắc các bệnh về da khác nhau

3. Bệnh nhân bị động kinh, bệnh tim, cao huyết áp, lao, suy thận cấp và mãn tính

4. Phụ nữ đang cho con bú hoặc trong kỳ kinh nguyệt

5. Những người đang bị cảm lạnh, sốt, nôn mửa, tiêu chảy và các bệnh khác.

*Theo Health/Chinese Medicine

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM