Nan Huaijin – Giáo viên tinh thần nổi tiếng của Trung Quốc đương đại từng nói, con người có 3 sai lầm cơ bản không nên mắc phải:
Thứ nhất: Đức mỏng mà ngôi cao.
Thứ hai: Trí nhỏ mà mưu lớn.
Thứ ba: Sức yếu mà "đảm" nặng.
Ba câu này ý chỉ những người đạo đức kém mà muốn ngồi địa vị cao, trí tuệ chưa đủ nhưng luôn mưu cầu việc quá lớn; năng lực yếu kém nhưng luôn thích đảm nhận những trách nhiệm nặng nề.
Những người như vậy, rất dễ tự rước họa vào mình.
1. Đức mỏng mà ngôi cao
Khi thấy mô tả như vậy, đa số mọi người đều nghĩ đến Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng dựa vào năng lực của mình mà thống nhất 6 nước rồi ngồi lên ngôi hoàng đế. Nhưng cuối cùng ông cũng bị lật đổ vì đã coi thường ý kiến người dân và thực hiện chính sách chuyên chế khắc nghiệt.
Thế nên, ngoài năng lực ra, đạo đức cũng thực sự rất quan trọng.
Thậm chí theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, chỉ những người có đạo đức cao mới có thể đảm nhận những chức vụ lớn. Mà đạo đức của cấp trên quan trọng hơn nhiều so với năng lực của họ.
Nếu một người có tài nhưng không có đức, dù tạm thời ngồi được trên ngôi cao đi nữa, cũng sẽ nhanh chóng bị sụp đổ.
Hoàng đế Tùy Dạng Đế là một bạo chúa được cả thế giới công nhận, không phải vì ông ấy không có tài hoa và năng lực.
Những bài thơ ông ấy từng viết được người người khen ngợi là uyên bác. Ông ấy cũng là người thiết lập hệ thống thi cử, khôi phục Quốc Tử Giám...
Tuy năng lực của Tùy Dạng Đế rất mạnh, nhưng nhân phẩm ông ta lại kém kinh khủng. Ông ấy giết cha giết anh để đoạt ngôi, bị sử sách miêu tả là người hoang dâm vô độ, xa xỉ lãng phí.
"Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức cũng chỉ là người vô dụng." Câu nói này do chính Bác Hồ đã nói.
Làm việc gì cũng vậy, đạo đức thực sự rất quan trọng. Một lãnh đạo có nhân phẩm tốt mới có thể dẫn dắt và đào tạo ra nhiều nhân viên ưu tú, cũng như giúp tổ chức đó phát triển được lâu dài hơn.
Người sống trên đời nên nhìn nhận rõ cuộc sống và chính mình.
Một người sống mà không có đạo đức, dù tranh giành được vị trí cao đi nữa, cũng khó làm người bên dưới tin phục.
2. Trí nhỏ mà mưu lớn
Tây Sở Bá Vương - Hạng Vũ, một vị tướng quân nổi tiếng, từng là người muốn tranh chấp ngôi vị với Hán Cao Tổ.
Hạng Vũ mời Lưu Bang đến Hồng Môn Yến, tính mượn cơ hội giết Lưu Bang nhưng sau đó lại mủi lòng mà tha cho.
Sau khi bại trận, Hạng Vũ từ bỏ cơ hội trốn thoát mà lựa chọn tự tử.
Hạng Vũ là vị tướng giỏi, nhưng mưu trí không đủ để trở thành bậc đế vương, cuối cùng đánh mất tính mạng của mình.
Đồng dạng thất bại như vậy còn có Vương An Thạch.
Năm 1069 Công Nguyên là năm mà Vương An Thạch bắt đầu cuộc cải cách. Sau khi thực hiện cải cách, người dân đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Trong đó, phép thanh miêu và phép thị dịch có hại với dân chúng nhất.
Vốn dĩ lúc đầu phép thị dịch ban hành là vì nghĩ cho lợi ích nông dân, dùng giá thị trường để thu mua hàng hóa trong tay người dân. Nhưng kết quả lại biến thành quan phủ cưỡng đoạt ép bán, chỉ mua những hàng hóa bán chạy.
Cải cách được một thời gian, người dân càng lúc càng khổ, còn quan phủ thu về túi tiền đầy ắp.
Cuối cùng, khi ngày càng có nhiều người không hài lòng với cải cách, cuộc cải cách của Vương An Thạch cũng thất bại theo.
Trí tuệ không đủ mà cứ cố chấp mưu toan làm việc lớn, khó tránh khỏi việc thất bại, bị sỉ nhục, còn dễ rước họa vào thân. Bởi vì nếu trí tuệ không xứng tầm với kế hoạch, một khi việc được tiến hành, bạn sẽ không đủ sức chịu trách nhiệm cho những sự cố xảy ra sau này, cũng không đủ khả năng để hoàn thiện lỗ hỏng trong kế hoạch đó.
Do đó, khi đặt mục tiêu hoặc hoạch định ra chiến lược cho bản thân, cần xem xét kĩ khả năng bản thân đến đâu.
3. Sức yếu mà "đảm" nặng
Làm việc gì cũng nên biết tự lượng sức mình. Nếu không biết tự lượng sức, chẳng khác nào bạn đang tự đẩy mình vào hố sâu, phải gồng mình hoàn thành một nhiệm vụ "quá tải".
Kết quả vì không chịu nổi sức nặng của nó, bạn thất bại!
Trong thời Chiến Quốc, Tần Vũ Vương là một người nổi tiếng mạnh mẽ, thích đấu võ. Một lần, Tần Vũ Vương quyết đấu với lực sĩ Mạnh Thuyết, xem ai có thể nâng được đỉnh nhà Chu.
Kết quả, Tần Vũ Vương cố quá sức, không nâng nổi, bị đỉnh rơi ngay chân, gãy xương bánh chè.
Vì coi nhẹ đối thủ và quá xem trọng sức mạnh của mình,Tần Vũ Vương đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Đừng nên ỷ vào việc mình mạnh mẽ mà quên đi việc nhìn ra xa thế giới, ngoài kia có rất nhiều người giỏi hơn chúng ta.
Đừng nên vì háo thắng nhất thời mà sau này phải gánh họa về thân.
Sống có trách nhiệm là tốt, nhưng đừng quá đề cao sức mạnh của mình.
Mỗi người có một sở trường riêng và năng lực khác nhau. Khi có những nhiệm vụ lớn bày ra trước mắt, trước tiên hãy bình tĩnh nhìn lại năng lực bản thân trước.
Nếu biết bản thân không đủ năng lực, thì hãy tạm thời thoái lui mà tích lũy, cố gắng; chờ lần sau đủ sức mạnh rồi mới nhận nhiệm vụ và phát huy.