Người phụ nữ làm công việc kỳ lạ ở Trung Quốc: Dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình

PHAN | 09-06-2022 - 11:01 AM

(Tổ Quốc) - Những giọt nước mắt khóc thương cho người đã khuất làm nhòe lớp trang điểm. Nhưng nó đã mang đến cho Vũ Hội Hà và gia đình một tương lai xán lạn, tràn đầy hy vọng.

“Ông đi rồi, bỏ lại cả nhà làm sao mà sống đây!”.

Trong một tang lễ ở Hà Nam (Trung Quốc), người phụ nữ quỳ trước quan tài khóc nghẹn ngào. Những người đứng xung quanh cũng ngậm ngùi khóc theo. Ai không biết đều nghĩ rằng người phụ nữ là con gái của cụ ông mới qua đời.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 1.

Thật ra không phải vậy! Người phụ nữ kia tên Vũ Hội Hà, 50 tuổi, là người khóc tang chuyên nghiệp. Năm nay cô đã khóc cho hơn 70 đám tang. Mỗi lần có thể kiếm được 700 NDT (hơn 2,4 triệu VNĐ). Nhờ vào nghề này, cô đã cho gia đình một cuộc sống khấm khá hơn.

Gia cảnh bần cùng, gặp được cơ hội kiếm tiền

Vũ Hội Hà là nông dân sống ở Hà Nam. Chồng của cô cũng là một nông dân chân lấm tay bùn. Hai vợ chồng có 3 mặt con. Trong nhà còn có mẹ chồng già yếu. Mặc dù cả hai vợ chồng đều làm việc đầu tắt mặt tối cả ngày, nhưng thu nhập chỉ có thể miễn cưỡng cho con gái cùng mẹ già đủ ăn đủ mặc qua ngày.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 2.

Vũ Hội Hà.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 3.

Căn nhà bếp xập xệ của Vũ Hội Hà.

Chứng kiến cảnh họ hàng, xóm giềng sống sung túc, Vũ Hội Hà vừa ngưỡng mộ vừa chạnh lòng. Nhưng cô chỉ đành nuốt ngược nước mắt vào trong, cố gắng kiếm từng đồng trang trải cuộc sống. Nhưng ngưỡng mộ đương nhiên chẳng có ích gì!

Con cái ngày một lớn hơn, tiền học phí càng nhiều, nhưng sức lực có hạn. Vũ Hội Hà chưa bao giờ cảm nhận được áp lực tiền bạc đè nặng một cách rõ ràng như vậy. Trong cơn túng quẫn, cô muốn làm thêm công việc nào đó để kiếm chút thu nhập đỡ đần gia đình. Thế nhưng bản thân cô không được ăn học đàng hoàng, vậy thì có thể làm được việc gì?

Không có học thức, đương nhiên không thể làm những công việc đầu óc. Thế thì đi bán sức lao động? Phụ nữ chân yếu tay mềm chắc chắn chẳng có ai chịu thuê mướn. 

Tuy vậy, Vũ Hội Hà không muốn bỏ cuộc. Cô vẫn cố gắng tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Không ngờ rằng, “việc tìm người” đã thật sự xảy ra!

Đó là buổi trưa nọ, Vũ Hội Hà vào huyện mua thuốc cho mẹ chồng, dọc đường nhìn thấy đám tang khá lớn.

Đoàn người đưa tang chiếm trọn hết con đường. Vũ Hội Hà đứng lại chờ người qua hết rồi mới tiếp tục đi. Không ngờ rằng càng xem càng cuốn hút, thế mà cô đã nán lại hơn 2 tiếng chỉ để dõi theo quy trình của đám tang kia. 

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 4.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 5.

Thứ khiến Vũ Hội Hà chú ý đến chính là những người khóc lóc nức nở. Cô nghĩ con cháu gia đình này chắc chắn rất có hiếu. Nhưng lời giải thích của người đứng xem bên cạnh đã khiến cô tỉnh ngộ.

“Người quỳ khóc ở phía trước là thợ khóc thuê được mướn đến. Khóc như thật vậy!”, người kia nói với Vũ Hội Hà.

Vũ Hội Hà không ngờ trên đời lại có nghề này. Thế là cô nhìn chăm chăm vào người phụ nữ khóc thuê kia và hỏi: “Khóc mệt mỏi như vậy, chắc là kiếm được nhiều tiền lắm nhỉ!”.

Người kia nói: “Tôi cũng không rõ, chắc là 600-700 tệ!”.

Một màn khóc lóc có thể kiếm được 700 NDT. Điều này đã khiến Vũ Hội Hà cảm thấy hứng thú. Thế là cô đã vội vàng vào huyện mua thuốc rồi trở về bàn bạc với chồng dự định của mình.

Ban đầu, chồng của cô không hề đồng ý cho vợ làm nghề khóc lóc mất mặt này. Nhưng sau một hồi nỗ lực giải thích, anh cũng đành để vợ làm theo mong muốn. 

Trở thành người khóc thuê

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 6.

Trong lần khóc tang đầu tiên, Vũ Hội Hà lo lắng bản thân làm không tròn vai, người phụ trách thấy cô làm không tốt thì sẽ cho cô nghỉ việc. Nhưng nghĩ lại khát khao muốn cải thiện miếng cơm manh áo trong nhà, cô lại có thêm động lực để cố gắng.

Sau khi cùng đội khóc thuê đến nhà có người mất, Vũ Hội Hà mặc áo tang trắng đã chuẩn bị trước, mặt hóa trang thành kiểu “khóc nghẹn tang thương” đặc trưng.

Kiểu hóa trang này cũng rất đặc biệt. Họ dùng màu đỏ vẽ nên những vệt nước mắt trên mặt, thể hiện ý nghĩa “khóc đến chảy máu”, bày tỏ sự tiếc nuối day dứt với người đã mất.

Mặc dù tạo hình hóa trang hơi quá lố, nhưng như vậy mới khiến người ta dễ dàng cảm nhận được không khí bi thương.

Được chỉ dạy trước đó, Vũ Hội Hà vừa khóc nghẹn vừa đọc những lời gửi gắm đến người đã khuất và gia đình.

Vũ Hội Hà khóc dập đầu xuống đất, nhập tròn vai đến nỗi những ai không biết đều nghĩ rằng cô là con gái của cụ ông đã mất kia. 

Quá trình này đối với Vũ Hội Hà là một sự mài mòn trong tinh thần. Vì để biểu đạt hiệu quả tốt nhất, cô đã đặt bản thân vào tình huống của người trong cuộc để cảm nhận nỗi đau mất mát. Từ đó những giọt nước mắt tuôn rơi mới chân thật nhất. Đổi lại, sức lực bị rút cạn, tinh thần bị ảnh hưởng nặng nề.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 7.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 8.

Mặc dù khá mệt mỏi cho buổi khóc thuê đầu tiên, nhưng Vũ Hội Hà rất hài lòng với kết quả mình đã làm vì nhận được thù lao 700 NDT.

Cầm những tờ tiền trên tay, Vũ Hội Hà vẫn không tin vào mắt mình. Cô không ngờ chỉ cần khóc vài tiếng đồng hồ mà có thể nhận được số tiền này. Cô có thể mua thuốc cho mẹ chồng, tương lai cắp sách đến trường của các con cũng tươi sáng hơn một chút. Điều này khiến Vũ Hội Hà quyết tâm theo đuổi nghề này hơn.

Từ đó về sau, Vũ Hội Hà cùng người phụ trách đi khóc thuê ở nhiều địa phương khác. Rất nhanh sau đó, danh tiếng về người phụ nữ khóc thuê như thật - Vũ Hội Hà, đã lan truyền khắp nơi. Người tìm đến thuê cô khóc tang ngày càng nhiều hơn. Trong một năm qua, cô đã khóc cho hơn 70 đám tang, khấu đầu mấy chục nghìn cái.

Vì phải quỳ nhiều nên đầu gối của Vũ Hội Hà chai sần đến tội nghiệp. Chồng khuyên cô nghỉ làm công việc này, dù gì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất. 

Song, Vũ Hội Hà lại không nỡ từ bỏ vì kiếm được không ít tiền. Cuộc sống gia đình đã được cải thiện hơn trước rất nhiều. Thế là cô vẫn kiên trì với nghề đã chọn.

Tự thành lập đội khóc thuê mặc cho người đời phỉ báng

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 10.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 11.

6 năm làm nghề khóc thuê, Vũ Hội Hà phải hứng chịu không ít ánh mắt lạnh lẽo của người xung quanh.

Thời gian đầu, người thân và bạn bè đều cho rằng khóc tang là cái nghề nhục nhã, nên đã xa lánh Vũ Hội Hà. 

Thậm chí khi về nhà mẹ đẻ, cô phải chịu nhiều lời phỉ báng: “Hội Hà à! Bố mẹ còn sống sờ sờ, thế mà cô lại đi khóc tang cho nhà người ta. Không phải là quá mất mặt sao! Hay cô muốn trù cho bố mẹ ra đi sớm?”.

Nghe những lời này, Vũ Hội Hà vô cùng buồn bã. May mắn thay, cô vẫn được chồng âm thầm đứng sau ủng hộ, tiếp thêm động lực để cô không ngừng cố gắng.

Người phụ nữ làm nghề "khóc thuê" ở Trung Quốc: Bị chê cười nhưng kiếm được nhiều tiền, dùng nước mắt đổi lại cuộc sống ấm no cho gia đình - Ảnh 12.

Vũ Hội Hà càng ngày càng kiếm được nhiều tiền. Gia đình nhờ đó mà có cuộc sống tốt hơn. Nhà cửa khang trang. Con trai thi đậu đại học. Bố mẹ ruột đã thay đổi cách nhìn, bắt đầu thấu hiểu cho nỗi khổ của cô.

Nhìn thấy Vũ Hội Hà ăn nên làm ra, người trong làng tìm đến xin gia nhập đội khóc thuê. Vũ Hội Hà hào sảng đồng ý. Thế là cô đã tự thành lập nên đội khóc thuê cho riêng mình. Danh tiếng có sẵn, công việc càng thêm phát triển.

Nhìn lại chặng đường đã qua, Vũ Hội Hà mỉm cười với thành quả mình đạt được. Cô tự hào với những giọt nước mắt đã rơi, giọng khản đặc vì khóc quá nhiều. Những giọt nước mắt khóc thương cho người đã mất làm nhòe lớp trang điểm. Nhưng nó đã mang đến cho cô và gia đình một tương lai xán lạn, tràn đầy hy vọng.

(Nguồn: QQ)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.