Người Nhật nói câu này 4 lần/ngày giúp gia tăng 6% thu nhập mỗi năm: Không chỉ có tiền mà còn đem đến hạnh phúc

Đinh Anh | 08-03-2022 - 10:57 AM

(Tổ Quốc) - Một nghiên cứu khảo sát với 500 người Nhật Bản đã chỉ ra rằng một câu nói đơn giản trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sự giàu có của bạn.

1. Lời cảm ơn giúp gia tăng thu nhập 

Thương hiệu chocolate Godiva của Bỉ đã thực hiện một cuộc khảo sát với 500 người trong độ tuổi 20-60 bằng bảng hỏi tại Nhật Bản để nghiên cứu việc nói lời cảm ơn của người dân địa phương. Kết quả cho thấy trung bình người Nhật Bản nói lời cảm ơn 14,1 lần/ngày. Nam giới trên 20 tuổi nói lời cảm ơn 29,4 lần/ngày, cao gấp 3 lần so với nam giới trên 60 tuổi. Điều này cho thấy việc bày tỏ lòng biết ơn giảm đi khi số tuổi tăng. 

Theo kết quả khảo sát của Godiva những người nói cảm ơn nhiều hơn 4 lần/ngày thường hạnh phúc và mức thu nhập hàng năm cao hơn so với người ít bày tỏ lòng biết ơn. 

Những người nói "cảm ơn" 4 lần/ngày hoặc hơn có thu nhập trung bình hàng năm là 3,71 triệu Yên, cao hơn 210.000 Yên so với người nói lời cảm ơn ít hơn 4 lần trong ngày (3,499 triệu Yên). 

Điều này chứng tỏ những người thường xuyên nói lời cảm ơn là người giàu có hơn. 

Người Nhật nói câu này 4 lần/ngày giúp gia tăng 6% thu nhập mỗi năm: Không chỉ có tiền mà còn đem đến hạnh phúc - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu của David DeSteno, giáo sư tâm lý học tại Đại học Northeastern, những ông chủ thành công thậm chí còn tận dụng lòng biết ơn theo một cách mà không ai nghĩ tới. Họ cung cấp những chế độ đãi ngộ hay phúc lợi để nhân viên luôn cảm thấy biết ơn. Điều này giúp các nhân viên sẵn sàng cống hiến, làm việc chăm chỉ để hướng đến sự phát triển của công ty. 

David DeSteno tin rằng cảm xúc tích cực có thể thay đổi giá trị của con người và sau đó giải phóng con người khỏi những hạn chế hay khó khăn trước mắt. 

2. Bản thân lòng biết ơn đã mang lại hạnh phúc

Bên cạnh sự giàu có về vật chất thì việc nói lời cảm ơn cũng giúp bạn đạt thoả mãn về tinh thần không kém. Bảng hỏi của Godiva cũng chỉ ra rằng những người luôn biết ơn thường hạnh phúc hơn người bình thường. Điều này là có lý do và cơ sở khoa học.

Theo nghiên cứu của Nancy Digdon, Giáo sư Tâm lý tại Đại học MacEwan (Canada), khi con người bày tỏ lòng biết ơn, cơ thể sẽ tiết ra một chất, gọi là serotonin. Hiện serotonin được công nhận là mang lại cho cơ thể con người cảm giác hạnh phúc

3. Không chỉ nói lời cảm ơn mà phải hành động để giúp đỡ mọi người 

Suy rộng ra từ thói quen bày tỏ lòng biết ơn, thực tế người giàu có xu hướng đối xử tốt với mọi người và xây dựng mối quan hệ. Như Dai Shengyi, người sáng lập chuỗi nhà hàng Wangpin Group là một minh chứng. Tập đoàn Wangpin có đến hơn 400 cơ sở nhà hàng và bí quyết thành công của Dai Shengyi nằm ở việc xây dựng mối quan hệ. 

Không chỉ nói lời ''cảm ơn'', Dai Shengyi còn thường xuyên giúp đỡ mọi người. Ông chia sẻ rằng chỉ cần bạn giúp một người mỗi ngày, tức là bạn sẽ giúp được 365 người/năm và 3.650 người/10 năm. Bạn giúp đỡ mọi người, chắc chắn sẽ có người ghi nhớ lòng tốt của bạn. 

Người Nhật nói câu này 4 lần/ngày giúp gia tăng 6% thu nhập mỗi năm: Không chỉ có tiền mà còn đem đến hạnh phúc - Ảnh 2.

''Tình cảm giống như một khoản tiền tiền gửi, cứ giữ mãi không nghĩ đến chuyện rút'', ông chủ tập đoàn Wangpin nói. Lúc khó khăn bạn giúp đỡ người khác, đến khi chính bạn rơi vào cơ cực chắc chắn những người xung quanh sẽ giúp đỡ bạn. 

Đồng thời Dai Shengyi nhắc nhở rằng nếu lời cảm ơn hay sự giúp đỡ của bạn thực dụng, chắc chắn sẽ bị phát hiện. Vì không ai thích bị lợi dụng, chỉ cần bạn có tấm lòng chân thành và thái độ không đòi hỏi, đổi lại bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. 

Theo Business Times

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

My First Diamond - Món quà tưởng thưởng cho những bước tiến trong năm 2024

Sau 365 ngày nỗ lực không ngừng nghỉ, đã đến lúc bạn chậm lại một phút, nhìn lại chặng đường đã qua với niềm tự hào và trân trọng. Một món quà trang sức ý nghĩa tự thưởng cho bản thân, không chỉ giúp nâng tầm diện mạo mà còn tiếp thêm sức mạnh tinh thần, cùng bạn viết tiếp những câu chuyện thành công trong năm 2025.