Người nằm ngủ nghiêng hay ngửa, ai già nhanh hơn? Chuyên gia đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình, cần thay đổi ngay

Đinh Anh | 09-09-2024 - 23:00 PM

(Tổ Quốc) - Nếu còn có thói quen ngủ này, bạn cần thay đổi tư thế càng sớm càng tốt.

Tư thế nằm khiến bạn lão hoá nhanh

Chúng ta thường ít khi chú ý đến tư thế khi ngủ. Đa phần bạn cũng như nhiều người sẽ chọn nằm ở một tư thế yêu thích, miễn cảm thấy thoải mái để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ một cách vô tư. 

Song Sammy Margo, nhà vật lý trị liệu, chuyên gia về giấc ngủ giải thích: “Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ tổng thể, sự thoải mái và chất lượng giấc ngủ của bạn. Mỗi tư thế đều có ưu và nhược điểm. Việc hiểu rõ chúng có thể giúp bạn điều chỉnh để có giấc ngủ và sức khoẻ tốt hơn”.

Người nằm ngủ nghiêng hay ngửa già nhanh hơn? Chuyên gia đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình, cần thay đổi ngay - Ảnh 1.

Thậm chí, việc bạn nằm ngủ nghiêng, ngửa hay úp còn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lão hoá - vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo chuyên gia Emma Coleman, chủ nhiệm cơ sở thực hành lâm sàng Bespoke Aesthetics, Anh, tình trạng thức dậy với gương mặt sưng húp ở một số người là do trong quá trình nằm ngủ, chất lỏng đọng lại trên gương mặt.

Bà khẳng định tư thế nằm nghiêng hay úp sẽ khiến chất lỏng tích tụ nhiều hơn. Theo thời gian, việc này có thể tạo nếp nhăn trên da mặt - dấu hiệu cho thấy bạn đã già. Trong khi đó việc nằm ngửa sẽ giảm thiểu tình trạng này. 

Không chỉ Emma, Tiến sĩ, bác sĩ da liễu người Mỹ, Erum Ilyas cũng cho biết, nếu bạn nằm ngủ úp mặt, áp lực sẽ đè lên da mặt, gây ra hiệu ứng chèn ép. Làn da có thể bắt đầu phá vỡ một số collagen cục bộ ở những vùng đó, đôi khi tạo thành các đường nhăn.

Còn khi bạn ngủ nghiêng, một bên mặt sẽ bị nén. Nếu ngủ như vậy trong 1 thời gian dài, bạn sẽ thấy sự thay đổi ở 1 bên mặt. 

Thậm chí, chuyên gia này khẳng định ngoài vùng mặt, thói quen ngủ nằm nghiêng hoặc úp còn gây lão hoá da ở vùng cổ và ngực.

5 tư thế ngủ khác gây hại cho sức khoẻ

Ngủ với tư thế bào thai 

Khi ngủ ở tư thế này, bạn cần phải nằm nghiêng, cúi đầu về phía trước, cong lưng và co đầu gối lên phần ngực. Duy trì thói quen ngủ này một thời gian khiến tăng nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp. Vùng thắt lưng của bạn sẽ bị tổn thương gây đau hoặc sưng, khiến cơ lưng bị kéo căng. Nhiều người có thể gặp tình trạng đau đầu gối khi các dây chằng quanh gối, hông bị viêm do khớp uốn cong liên tục. Đối với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm không nên nằm tư thế này. Nó sẽ khiến cơn đau của bạn trở nên trầm trọng hơn. 


Người nằm ngủ nghiêng hay ngửa già nhanh hơn? Chuyên gia đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình, cần thay đổi ngay - Ảnh 2.

Nửa nằm nửa ngồi

Tư thế nửa nằm nửa ngồi và sử dụng một chiếc gối đỡ phần lưng dưới khi đọc sách, sử dụng điện thoại hoặc xem TV khiến cổ ở tư thế cong và cúi trong thời gian dài. Duy trì việc này, bạn sẽ thấy xuất hiện các cơn đau và sưng ở vai.

Nằm sấp 

Không ít người cảm thấy thoải mái với tư thế ngủ này. Song thực tế, nó hoàn toàn không tốt. Khi nằm sấp khi ngủ, đầu nghiêng về một bên, cột sống cổ trong trạng thái bị vẹo, dễ bị đè ép và gây cứng cổ. Đây là tư thế trái với đường cong sinh lý bình thường của cơ thể. Khiến cột sống không được nâng đỡ, gây đau lưng.

Người nằm ngủ nghiêng hay ngửa già nhanh hơn? Chuyên gia đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình, cần thay đổi ngay - Ảnh 3.

Ngủ lấy chăn trùm kín đầu 

Việc trùm chăn khi ngủ khiến một số người cảm thấy an toàn, yên tĩnh và ấm áp. Thói quen này dễ gây ra tình trạng thiếu oxy. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ của bạn chắc chắn bị giảm sút, thậm chí còn xảy ra ác mộng. Tình trạng thiếu oxy kéo dài thường xuyên còn ảnh hưởng đến não. 

Đối với những người có tiền sử bệnh lý về mạch máu não, việc thiếu oxy có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, nếu người bệnh không thể đẩy chăn ra khỏi đầu thì bị ngộp có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, chăn mền không được giặt giũ thường xuyên còn là nơi ẩn chứa của nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Việc trùm kín chăn sẽ làm bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Gối đầu lên cánh tay

Thói quen ngủ này gây áp lực cho cánh tay, nơi có dây thần kinh hướng tâm. Duy trì áp lực trong thời gian dài dẫn đến tổn thương thần kinh. Thói quen này khiến nhiều người phát sinh tình trạng sái cổ tay, khiến bạn khó giơ tay. 

Thời gian phục hồi khác nhau tùy theo từng người, nhưng thường không cải thiện trong khoảng ba đến 4 tuần. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ cổ tay, bàn tay và cẳng tay để ngăn ngừa teo cơ.

Tóm lại, các chuyên gia khuyến nghị, bạn nên nằm ngửa khi ngủ, giúp phân tán trọng lượng cơ thể, không gây áp lực cho bất kỳ vùng nào. Vị trí này đảm bảo cột sốt duy trì một đường thẳng. Mọi người có thể gối đầu để tăng sự thoải mái, giảm độ cong ở lưng và ngăn ngừa đau lưng.

Tổng hợp 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM