Giao tiếp, không đơn giản là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người, mà qua đó, còn thể hiện tính cách, quan điểm sống, trình độ, khả năng, ấn tượng về con người bạn đối với người khác.
Tổng thống Lincoln vĩ đại trong lịch sử nước Mỹ, trước khi bước vào con đường chính trị, thường bị mọi người chê cười vì tật nói lắp.
Thế nhưng kể từ khi cố gắng để trở thành một luật sư, ông đã hiểu ra tầm quan trọng của tài ăn nói. Từ đó, mỗi ngày ông đều kiên trì luyện nói trước gương hoặc bên bờ biển. Cuối cùng ông cũng đạt được những thành tựu nhất định.
Không chỉ trở thành một nhà hùng biện, một luật sư tài ba, Lincoln còn tham gia chính trường và trở thành vị tổng thống đáng nhớ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Chẳng phải tự dưng người ta cho rằng, khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ.
Quả thật, càng là người thông minh, họ càng lĩnh hội được những kỹ năng xã hội quan trọng, biết cách đối nhân xử thế khôn ngoan, giao tiếp thông minh và hiệu quả. Trong đó, có 6 điều mà họ tuyệt đối tránh xa, không bao giờ động tới như sau.
1. Tự ý phơi bày, vạch trần những chuyện riêng tư khó nói hoặc khuyết điểm cá nhân của người khác
Mỗi người đều có những giới hạn cấm kỵ riêng của mình. Những khuyết điểm hay vấn đề riêng tư là đề tài đáng lẽ không bao giờ được nhắc đến, nhất là cho mục đích “đưa chuyện” vì chúng gây ra cảm giác tổn thương, khó chịu, thậm chí là oán hận cho người trong cuộc.
Hơn nữa, chúng cũng khiến người khác dễ dàng gán cho bạn cái mác “miệng rộng”, “đưa chuyện”. Như vậy, dần dà mọi người sẽ tự động xa lánh, cô lập, không còn muốn giao tiếp với bạn.
2. Luôn nhắm đến sai lầm trong quá khứ
Khi bạn thiện ý khuyên nhủ người khác, đừng luôn miệng nhắc về những sai lầm trong quá khứ của họ nếu không muốn kích thích tâm lý phản kháng, không muốn chấp nhận sự thật. Vốn là thiện ý, nhưng do diễn đạt sai cách, cũng có thể trở thành ác ý. Dù là khen hay chê cũng cần có kỹ xảo, có thứ tự trước sau, khiến đối phương sẵn lòng lắng nghe và tiếp nhận một cách chân thành.
3. Công kích cá nhân trong các cuộc tranh luận
Một người chín chắn và lý trí phải biết cách luận sự mà không luận người, tức là, khi tranh luận bất cứ điều gì, chúng ta chỉ tập trung bàn bạc sự vật đang được đề cập tới, tuyệt đối không “mượn vật chỉ người”, lấy đó làm cái cớ để công kích cá nhân người khác.
Nếu không biết thể hiện đúng cách, cuộc tranh luận ban đầu sẽ trở thành cuộc cãi vã, tranh chấp cá nhân. Điều này khiến cho sự việc không được giải quyết, đồng thời ảnh hưởng tới quan hệ đôi bên.
4. Nói chuyện quá thẳng thắn
Có câu rằng: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”, còn có nghĩa là: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng.”
Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo.”
Có thể thấy, bất cứ lời nói tùy ý nào đều đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Một người khôn ngoan trước khi nói bất cứ điều gì đều biết đạo lý “uốn lưỡi 7 lần”. Cần suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người đối diện, nếu lời nói mang tính nhạy cảm, cần diễn đạt sao cho uyển chuyển, ít mang tính xúc phạm nhất. Không bao giờ nên lấy “thẳng thắn” làm cái cớ để thốt ra những lời tổn thương người khác.
5. Ra vẻ cao thâm khó lường
Càng hiểu sâu sắc một vấn đề thì càng phải biết cách tổng kết, rút gọn lại cho đơn giản nhất. Phàm là người thích ra vẻ cao thâm khó lường khi giao tiếp lại càng chứng tỏ trí tuệ nông cạn của mình mà thôi.
Trong giao tiếp hay làm việc, người khôn ngoan biết rõ nguyên tắc: “Simple is the best” - Ít mà chất. Mọi sự tinh túy đều nằm trong điều giản đơn.
Trong giao tiếp, sự ngắn gọn nhưng đảm bảo tính hiệu quả là những nhân tố không thể bỏ qua.
6. Ăn nói dài dòng không cần thiết
Người xưa đã dạy rằng: “Nói dài, nói dai, thành ra nói dại.”
Bản lĩnh giao tiếp của một người sẽ được thể hiện phần lớn qua cách họ diễn đạt, lập luận cho một quan điểm có chặt chẽ hay không. Người nào càng dài dòng sẽ càng khiến người nghe khó hiểu. Đôi khi, bạn nói càng nhiều thì lại càng dễ phạm phải những sai lầm không đáng có.
Ngược lại, sự cô đọng và súc tích trong từng câu chữ sẽ giúp người khác nắm bắt trọng điểm tốt hơn. Cần phải học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ngắn gọn nhất nhưng hiệu quả nhất.
Bản thân chúng cũng hiểu rằng, muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết chúng ta phải học cách tôn trọng người khác. Chính vì vậy, hãy tham khảo một số quy tắc dưới đây để biết cách đối nhân xử thế:
1. Khi người khác ngủ thì biết im lặng.
2. Có nhiều người thích giả ngu, nhưng đừng vì thế mà nghĩ họ ngu thật.
3. Trước mặt người bạn ghét, đừng tỏ ra mình ghét họ, cũng đừng nói xấu họ với những người quen của họ.
4. Dù là bạn bè thân thiết, cũng đừng luôn trêu chọc khuyết điểm của người khác.
5. Đừng nói đùa quá đà với người không quen, mà kể cả quen thân cũng không nên.
6. Một cô gái được các chàng trai yêu thích cũng chẳng nói lên được điều gì, nhưng một cô gái được rất nhiều bạn gái khen ngợi thì thật sự lợi hại.
7. Đừng vội vàng “trông mặt mà bắt hình dong”.
8. Những lời không nói được trước mặt người ta, thì cũng đừng nói sau lưng họ.
9. Người ta nhắn tin nhất định phải trả lời, dù không muốn nói chuyện hay không biết nói gì cũng nên dùng biểu tượng hay dấu câu để diễn đạt khéo léo. Không trả lời tin nhắn không phải là cao giá lạnh lùng, mà là thiếu văn hóa.
10. Sửa tật nói năng bạt mạng. Nên ăn nói từ tốn, nhã nhặn.
11. Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng.