Nhìn vào lịch sử giải thưởng Nobel, những người chiến thắng là người Do Thái, theo thống kê chưa đầy đủ, giải thưởng Nobel đã được trao cho hơn 800 người, ít nhất 20% trong số đó là người Do Thái. Điều quan trọng cần biết là tổng số người Do Thái trên thế giới chỉ có 14 triệu người, chỉ chiếm hơn 0,2% dân số toàn cầu.
Gần một nửa số người có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay là người Do Thái. Bất cứ ai biết lịch sử đều biết rằng quốc gia Do Thái là một quốc gia đau khổ và phải chịu nhiều thảm họa. Thế nhưng, tại sao quốc gia Do Thái có thể tồn tại và phát triển một cách kiên cường, và nổi lên với rất nhiều nhân vật xuất chúng? Bí mật đằng sau điều này là gì? Đó là cách họ giáo dục thế hệ sau bằng điều khác biệt và có hệ thống:
Tu luyện thiên tài bắt đầu từ việc khiến trẻ yêu sách
Tại quê hương của những người Do Thái, dân số không cao, thế nhưng họ lại có tới 1.000 thư viện công cộng cho người dân có thể đọc sách. Ngoài thư viện công cộng, thì hầu hết gia đình nào cũng có 1 thư viện sách mini trong nhà. Và tủ sách này luôn được đặt ở đầu giường các con.
Tài sản mà cha mẹ Do Thái nào cũng để lại cho con cái của họ chính là chiếc tủ sách và trên đó sẽ có ít nhất 10 đầu sách của mọi thời đại.
Trẻ con ở Israel được đọc sách từ khi 14 tuổi. Không một người Do Thái thành đạt nào lại không tranh thủ thời gian để đọc, để học, để làm giàu hiểu biết.
Sở dĩ, cha mẹ Do Thái giáo dục con cái họ yêu trọng sách vở vì theo họ, đọc sách là cách tốt nhất giúp cho bộ não của trẻ trở nên khôn ngoan, linh hoạt hơn. Tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được. Và đây nhân tố quan trọng giúp người Do Thái đạt được trí thông minh vượt bậc so với phần còn lại của thế giới.
Bởi thế mới có câu chuyện, mọi đứa trẻ trong một gia đình Do Thái đều phải trả lời câu hỏi: "Nếu ngôi nhà trong gia đình bốc cháy con sẽ mang theo gì để chạy thoát?" Nếu đứa trẻ trả lời tiền hoặc kim cương, cha mẹ chúng sẽ kiên nhẫn giác ngộ: "Thứ nên mang đi và phải mang đi là vốn không có hình dạng, không màu sắc, không có mùi vị. Đó không phải là tiền hay kim cương mà là trí tuệ. Trí tuệ giống như sức khỏe. Không ai có thể lấy đi, và con sẽ có nó suốt đời. Miễn là con sống, trí tuệ sẽ luôn đi cùng con. Trí tuệ ấy ẩn chứa trong những cuốn sách giá trị".
Cha mẹ Do Thái nhẫn nại rèn cho con tinh thần kỉ luật trong việc đọc sách và tiếp thu tri thức:
Mỗi đêm gia đình Do Thái sẽ đọc sách cùng nhau
Đặt báo và tạp chí định kỳ cho con của họ, đồng thời thúc giục trẻ tự giác đọc nó;
Dành một ngày trong tuần tuần để thảo luận về các chủ đề cả gia đình cùng quan tâm;
Dành một hoặc hai giờ chơi trò chơi với con, thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng tư duy của trẻ;
Thường xuyên đưa con đến bảo tàng, thư viện hoặc các di tích lịch sử để cho trẻ thu nạp kiến thức một cách tự nhiên và thực tiễn.
"Đọc 101 lần sẽ tốt hơn đọc 100 lần" nhờ hệ thống bộ nhớ thiên tài
Người Do Thái chia ký ức thành ký ức không chủ ý và ký ức có chủ ý theo trạng thái ý thức tại thời điểm ghi nhớ. Họ tin rằng trẻ càng nhỏ, chiếm ưu thế hơn là trí nhớ không chủ ý. Trẻ nhỏ thường quên mất những chỉ dẫn của cha mẹ. Lúc này, cha mẹ không nên nói với trẻ rằng chúng "không có trí nhớ", bởi thực chất, lúc này trẻ chưa thật sự hứng thú với việc khắc ghi. Khi trẻ lớn lên, trí nhớ có chủ ý dần dần phát triển và chiếm ưu thế.
Do đó, người Do Thái hướng dẫn con cái đọc sách tuyệt đối không úi xùi một lần cho xong. Họ quan niệm, với một cuốn sách, để hiểu được hết nội dung cuốn sách truyền tải thì bạn không thể nào đọc qua loa, đọc một lần, mà chúng ta cần thời gian để đọc, nghiên cứu từng phần. Đọc lần thứ 2, lần thứ 3 chúng ta mới thấu hiểu được hết ý nghĩa từng câu từ trong sách là gì. Rồi đến lần thứ 4, đọc để rút ra những giá trị tinh túy nhất ứng dụng cho bản thân.
Sau khi đọc sách xong đừng lãng quên nó trong một góc tủ, mà hàng tháng hãy mang nó ra đọc đi đọc lại. Người Do Thái cho rằng, sau mỗi lần đọc chúng ta lại có thể phát hiện ra thêm những điều hay, mới mẻ trong cuốn sách này. Vậy nên, 1 cuốn sách đọc hàng trăm lần sẽ không bao giờ thừa với bất kỳ ai.
Người Do Thái tin rằng ba điều quan trọng nhất trong cuộc sống thực sự phải làm:
Thứ nhất là làm những gì bạn thích.
Thứ hai là nhìn thế giới nhiều hơn. Nghĩa là mở rộng tầm nhìn của bạn để phát triển sở thích cá nhân và tận hưởng cuộc sống.
Thứ ba là có một đứa con tuyệt vời. Bởi vậy, họ không ngừng bồi dưỡng bản thân, xây dựng một nền giáo dục chất lượng làm nền tảng tu luyện nên những đứa con xuất chúng. Và đọc sách chính là một trong những phương thức góp phần bồi dưỡng nên một đứa con tuyệt vời như kì vọng ấy.
Hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi, khám phá và đổi mới
Herbert Brown, người đoạt giải Nobel, là một người Mỹ gốc Do Thái, người đã từng nói: "Ông tôi thường hỏi tôi, tại sao hôm nay lại khác với những ngày trước? Ông cũng luôn yêu cầu tôi đặt câu hỏi và tự mình tìm kiếm câu trả lời. Trong suốt thời thơ ấu, ông tôi, cha mẹ tôi khuyến khích tôi đặt câu hỏi và khám phá tận cùng những lời giải đáp".
Các gia đình Do Thái tìm kiếm trạng thái vĩnh cửu của tâm trí ở việc khám phá kiến thức. Họ tiếp thu kiến thức, sàng lọc chúng và tìm phương thức đổi mới, ứng dụng sáng tạo vào đời sống.
Học nên dựa trên suy nghĩ, dám nghi ngờ và đặt câu hỏi bất cứ lúc nào. Sự nghi ngờ là chìa khóa cho cánh cửa của trí tuệ. Bạn càng biết nhiều, càng có nhiều nghi ngờ sẽ xuất hiện thêm nhiều vấn đề mới và không ngừng thôi thúc bạn tìm lời giải đáp. Câu hỏi phổ biến của một gia đình Do Thái khi hỏi trẻ em là: "Câu hỏi tiếp theo của con là gì?" và luôn gợi mở các câu trả lời, các câu hỏi mới tiếp diễn cho trẻ.
Đó là phương pháp giáo dục giúp con trở thành thiên tài của cha mẹ Do Thái, hãy học hỏi và áp dụng linh hoạt với con cái của mình, bạn nhé!