Người đàn ông Ninh Bình biến những chiếc lá vô hồn thành tác phẩm nghệ thuật

Minh Ngọc | 08-06-2022 - 16:00 PM

(Tổ Quốc) - "Càng nhìn, càng thấy chiếc lá bồ đề giống hình trái tim, mà nó rất hiền hòa và có điều gì đó rất huyền bí", anh Hoàng Thanh Phương chia sẻ.

Vì lá mang hình trái tim

Anh Hoàng Thanh Phương (SN 1984) từ một chàng trai theo ngành quản trị kinh doanh. Chính bản thân anh cho đến lúc này vẫn bất ngờ vì "phải lòng" những chiếc lá bồ đề, yêu cái vẻ đẹp tưởng chừng như chỉ rơi xuống đất rồi tiêu tan theo năm tháng.

Người đàn ông Ninh Bình "thổi hồn" vào lá bồ đề

Anh Phương chia sẻ, từ vài năm trước, Ninh Bình phát triển nhiều cây bồ đề, nhất là hai bên đường đi vào Bái Đính. Hình ảnh cây bồ đề được nhắc đến nhiều bởi vì nó có mối tương quan với miền đất Phật (Ấn Độ).

"Cứ đi đến đâu lại thấy hình ảnh cây bồ đề hiện trước mắt", anh Phương nói.

Người đàn ông Ninh Bình thổi hồn vào lá bồ đề - Ảnh 2.

Anh Hoàng Thanh Phương đang "thả hồn" vào lá bồ đề

Trong một lần ngồi trò chuyện, một người em thân quen của Phương đưa cho anh những chiếc lá bồ đề đã lược bỏ phần diệp lục, chỉ còn lại xương lá và nói: "Anh có làm gì được với những chiếc lá này không?".

Trong đầu Phương bừng tỉnh khi nhìn thấy chiếc lá vốn quen thuộc, vô tri bỗng trở nên huyền bí, mang nhiều ý nghĩa sâu xa.

"Càng nhìn, càng thấy chiếc lá bồ đề giống hình trái tim, mà nó rất hiền hòa và có điều gì đó rất huyền bí. Sau khi tìm hiểu tài liệu tôi được biết "sự giác ngộ của Đức Phật", gắn liền với cây bồ đề".

Lá bồ đề rơi xuống gốc cây hoặc thu gom về làm sạch chất diệp lục

Lá bồ đề rơi xuống gốc cây hoặc thu gom về làm sạch chất diệp lục

Dần dần hình thành

Dần dần hình thành

Qua đôi bàn tay rất khéo của các nghệ nhân

Qua đôi bàn tay rất khéo của các nghệ nhân

Từ những chiếc lá vô hồn đến tác phẩm nghệ thuật

Ninh Bình nổi tiếng về du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách. Sâu thẳm trong tâm, anh Phương không xác định lấy lá bồ đề làm kinh doanh, nhưng muốn sản phẩm mang màu sắc đặc trưng của Ninh Bình được lan tỏa.

Nghĩ là làm, anh Phương đặt mua của người dân ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn hàng nghìn chiếc lá bồ đề.

"Hơn một năm tôi chỉ mua lá bồ đề, sau đó nói chuyện về chiếc lá rồi tặng mọi người. Thấy mọi người ai cũng rất thích thú, từ đó tôi có thêm nhiều động lực hơn để tìm hướng phát triển lá bồ đề thành sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình", người đàn ông chia sẻ.

Lá bồ đề đang được ghép tranh

Lá bồ đề đang được ghép tranh

Rất chân thực

Rất chân thực

Tất cả đều có sự kết hợp từ lá bồ đề

Tất cả đều có sự kết hợp từ lá bồ đề

Nhưng, chỉ tặng mỗi một chiếc lá bồ đề thì quá đơn giản, như sự vu vơ và không nói lên được điều gì. Anh Phương sau đó nghiên cứu và tạo ra cúp pha lê lá bồ đề, sau đó in biểu tượng du lịch nổi tiếng của Ninh Bình vào chiếc lá.

Hoặc, dòng sản phẩm tranh nghệ thuật làm từ lá bồ đề để nâng giá trị nghệ thuật và thương hiệu.

Phòng tranh Bồ Đề Tây Phương của anh Phương đã làm ra các loại sản phẩm lưu niệm có giá trị cao về mặt nghệ thuật như: cúp pha lê lá bồ đề, lá bồ đề dát vàng, thập bồ đề hoa thiên đăng, thư pháp trên lá bồ đề…

Bức tranh đức Phật

Bức tranh đức Phật

Hình ảnh Văn Miếu Quốc tử giám

Hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám

Lá bồ đề được nhuộm màu

Lá bồ đề được nhuộm màu

Bức tranh rất công phu

Bức tranh rất công phu

Cánh buồm

Cánh buồm

Trong đó, phải kể đến những tác phẩm tranh có giá trị cao như: Bồ đề nghìn năm, khổng tước song toàn, hồng phúc bồ đề, đại thụ nghìn năm, phật tâm bồ đề…

Nhờ có sự tư vấn của nhiều "thầy" và tích lũy kiến thức cho bản thân, những bức tranh của anh Phương rất hoàn hảo.

Đến nay, sản phẩm của anh được nhiều người lựa chọn mua để làm quà biếu, tặng.

Kiên trì tái sinh cho cây

Điều khiến anh Phương vui nhất đó chính là từ những chiếc lá bồ đề tưởng như bỏ đi đã trở thành những sản phẩm quý giá, mà hiện nay có cả trăm người có việc làm, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Đặc biệt, sản phẩm làm từ lá bồ đề đã lan tỏa nhiều nơi, được nhiều người biết đến.

Anh Phương chia sẻ: "Có khoảng 40 - 50 người ở xã Gia Sinh làm việc cho hợp tác xã làm công đoạn thu hái lá bồ đề, sau đó đưa về sơ chế thành nguyên liệu. Có khoảng 10 người làm việc liên tục tại phòng tranh để cho ra các tác phẩm và hơn chục người làm công việc quảng bá, bán hàng, văn phòng tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng và một số tỉnh thành… " - anh Phương phấn khởi và mong muốn trong tương lai, các sản phẩm về lá bồ đề của tranh Bồ Đề Tây Phương sẽ được công nhận là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Ninh Bình.

Cây đang được tái sinh nhờ hạt giống

Cây đang được tái sinh nhờ hạt giống

Nghĩ đến tương lai phải có trách nhiệm với cây bồ đề, anh Hoàng Thanh Phương "tái sinh" bằng cách đi lượm quả từ các gốc cây bồ đề đem về ươm trồng. Hiện nay, tại các vườn ươm của anh Phương đã có kết quả, lớp cây lớn nhất khoảng 3 đến 4 tuổi, dưới đó là khoảng 1 năm và đang nảy mầm xanh tốt.

Lá bồ đề sau khi làm sạch diệp lục

Lá bồ đề sau khi làm sạch diệp lục nhìn rất đẹp

"Cốt" để hình thành cây cổ thụ

"Cốt" để hình thành cây cổ thụ

Sản phẩm đã hoàn thiện

Những chiếc lá chuẩn bị được sử dụng làm tranh

Tranh 3 D

Tranh 3D

Các nghệ nhân

Các nghệ nhân làm việc tại xưởng

Tìm hiểu và trao đổi kiến thức về nguồn gốc cây bồ đề

Tìm hiểu và trao đổi kiến thức về nguồn gốc cây bồ đề

Người dân địa phương đang phát huy tiềm năng

Người dân địa phương đang phát huy tiềm năng

Truyền lại kiến thức cho các cháu học sinh

Truyền lại kiến thức cho các cháu học sinh

Tác phẩm rất có giá trị

Tác phẩm rất có giá trị

Những chiếc lá ghép lại thì được cái "mái nhà"

Những chiếc lá ghép lại thì được cái "mái nhà"

Kiên trì chờ đợi từ ban đầu

Kiên trì chờ đợi từ ban đầu

Người đàn ông Ninh Bình thổi hồn vào lá bồ đề - Ảnh 26.

Mỗi sản phẩm đều chứa đựng tâm huyết

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM