Vào một buổi chiều cuối tuần bình thường, ông Li (54 tuổi, Chiết Giang, Trung Quốc), đột nhiên cảm thấy chân trái đau âm ỉ kéo dài. Lúc đầu, ông tưởng chỉ là ngày thường làm việc quá sức nên không để tâm. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, cơn đau dần dần tăng lên, đến nỗi đi lại cũng là thách thức lớn với ông.
1 tuần sau, không thể chịu đựng nổi, ông quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán gây sốc: Ông Li bị huyết khối tĩnh mạch sâu, chỉ cần để thêm vài ngày nữa thì sẽ bị đột quỵ, hậu quả rất thảm khốc.
Câu chuyện có thật này nhắc nhở chúng ta rằng cục máu đông không tự nhiên xuất hiện. Nó gửi tín hiệu trước nhưng chúng ta có xu hướng phớt lờ sự hiện diện của chúng. Trong cơ thể con người có hệ thống tuần hoàn máu phức tạp và mỏng manh.
Một khi có vấn đề, dòng máu có thể bị tắc nghẽn và cục máu đông sẽ hình thành. Cục máu đông có thể vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của chúng ta.
Mặc dù đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chảy máu, nhưng khi cục máu đông hình thành và phát triển nhiều trong mạch máu, chúng có thể chặn dòng máu, gây ra các tình trạng nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tắc mạch phổi, gây đột quỵ, tử vong nhanh chóng.
Theo nghiên cứu, cục máu đông là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh tim mạch khác nhau và là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cá nhân.
Khi cục máu đông xuất hiện, sẽ có triệu chứng cảnh báo ở chân nhưng nhiều người chủ quan bỏ qua
1. Đau chân hoặc chuột rút dai dẳng
Cảm giác khó chịu ở chân, đặc biệt là đau hoặc chuột rút sâu ở cơ bắp chân, có thể là dấu hiệu sớm của cục máu đông.
2. Sưng chân
Sưng một chân hoặc sưng bàn chân không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi vùng sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức, có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Nó là một trong những dấu hiệu cảnh báo cục máu đông xuất hiện.
3. Da chân thay đổi màu
Sự thay đổi màu sắc của da ở chân, chẳng hạn như chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc xanh tím, có thể là dấu hiệu lưu thông máu cục bộ bị tắc nghẽn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ sắp tìm đến bạn.
4. Tĩnh mạch nông nổi rõ
Tĩnh mạch nông nổi rõ bất thường ở chân, đặc biệt là sau khi không tập thể dục nhiều, có thể là dấu hiệu của lưu lượng máu bị tắc nghẽn. Đây là dấu hiệu cảnh báo hình thành cục máu đông mà bạn nên chú ý, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao và sẽ đến sớm.
3 việc cần làm càng sớm càng tốt khi thấy dấu hiệu của cục máu đông, ngăn chặn đột quỵ sớm
1. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để sàng lọc và điều trị cục máu đông.
Phát hiện và can thiệp sớm là chìa khóa để tránh những hậu quả nghiêm trọng của cục máu đông, ngăn chặn đột quỵ kịp thời.
2. Cải thiện lối sống
Tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, có thể cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đông máu. Ăn uống lành mạnh và hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo có thể giúp kiểm soát lượng lipid trong máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Ngoài ra, bạn cần sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh giữ một tư thế trong thời gian dài.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Điều này đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình bị cục máu đông hoặc đột quỵ..., hãy thường xuyên xét nghiệm máu và siêu âm để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.