Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể người, đồng thời cũng là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Do đó, tình trạng của da sẽ phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Ví dụ, phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố sẽ xuất hiện mụn trứng cá trên da; người bị tăng bilirubin máu thì da sẽ có màu vàng.
Tương tự, nếu bạn phát hiện trên da của mình xuất hiện 3 dấu hiệu phổ biến sau thì đừng vội bỏ qua bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo đường huyết tăng vọt, cần thực sự lưu ý.
1. Da bị ngứa
Lượng đường trong máu tăng cao rất dễ gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, khiến da người bệnh bị ngứa ngáy bất thường. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất oxy hóa gây hại đến hệ thần kinh điều tiết mồ hôi và hệ mạch máu nuôi dưỡng da.Hậu quả là làm da khô, bong tróc và dần trở nên ngứa ngáy hơn.
2. Vết thương lâu lành
Khi lượng đường trong máu tăng cao thì hàm lượng glycogen trong mô da cũng sẽ tăng, tạo ra môi trường thích hợp để vi khuẩn tồn tại. Số vi khuẩn này sẽ càng sinh sôi và phát triển nhờ được nuôi dưỡng bởi thành phần glucose. Theo thời gian, người bệnh sẽ dễ bị viêm da hơn. Thậm chí những vết thương này không dễ chữa lành mà còn trở nên trầm trọng hơn.
3. Da cổ đen
Tình trạng này xảy ra do lượng đường trong máu trong cơ thể quá cao và cần nhiều insulin hơn để phân hủy. Nếu chứng năng tuyến tụy bị suy giảm sẽ khiến các hắc tố kết tủa trên da, gây thâm đen ở cổ.
4 quy tắc giúp duy trì đường huyết ổn định hàng ngày
Nếu bạn cũng có 3 biểu hiện tương tự trên da thì rất có thể lượng đường trong máu bạn đang tăng vọt, cần phải có biện pháp kiểm soát đường huyết kịp thời để có thể phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro cho sức khỏe. Hãy tham khảo 4 quy tắc dưới đây để khỏe mạnh hơn mỗi ngày:
1. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Muốn duy trì đường huyết ổn định, bạn cần phải đảm bảo lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn có tác dụng thúc đẩy sức khỏe. Ngược lại, các thói quen xấu như thức khuya lâu ngày, ngủ không đủ giấc… sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, gây rối loạn nội tiết và giảm chức năng đảo tụy.
Bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm chức năng đảo tụy, tiết insulin không đủ, nếu thức đêm thường xuyên sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, việc duy trì một thời gian biểu đều đặn là rất quan trọng.
2. Kiểm soát chế độ ăn uống
Người có đường huyết cao nên biết cách “giữ” miệng trong ăn uống, không tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và nhiều calo.
Ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng áp lực chuyển hóa đường trong cơ thể, nếu insulin tiết ra không đủ, đường huyết sẽ dễ dàng tăng cao. Vì vậy, để duy trì đường huyết ổn định tốt hơn, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
3. Siêng năng tập thể dục
Một số người thường sẽ bị béo phì trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Béo phì làm tăng tỷ lệ mắc bệnh xơ gan và các bệnh mãn tính như cao huyết áp, lipid máu cao và tiểu đường.
Để ổn định đường huyết, bạn cần kiểm soát cân nặng của bản thân, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, đồng thời bổ sung đủ chất sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện tuần hoàn và trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phần glycogen.
4. Khám sức khỏe thường xuyên
Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ yếu dần đi, vì vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn là vô cùng quan trọng. Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp chúng ta nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân và có những can thiệp kịp thời nếu phát hiện có những tổn thương trong cơ thể.
Lưu ý: Ngoài ra, nhiều bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường trong máu cao nên tính khí thất thường, cộng với việc chịu nhiều căng thẳng, dễ cáu gắt, bồn chồn sẽ khiến cơ thể rối loạn nội tiết và quá trình trao đổi chất chịu những tổn thương nhất định. Đường huyết theo đó cũng lên xuống thất thường, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường nếu muốn ổn định đường huyết thì cần phải kiểm soát tâm lý của chính mình.
(Tổng hợp)