Trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện đại, tuổi thọ trung bình của con người không ngừng tạo ra các kỷ lục mới. Năm 2019, Nhật Bản trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 87,45 tuổi đối với nữ giới và 81,41 tuổi đối với nam giới.
Tuy nhiên, kỷ lục về tuổi thọ không bao giờ kết thúc, và con người cũng không ngừng tìm kiếm bí quyết để trường thọ nhằm đẩy mạnh hơn giới hạn của nhân loại. Vậy, khoa học đã tổng hợp được những yếu tố nào có thể quyết định sự trường thọ?
1. Sống lâu nhờ có gen trường thọ
Gen trường thọ là một loại gen biến thể đặc biệt có thể kéo dài tuổi thọ của con người. Một nghiên cứu của Đức đã so sánh cấu tạo gen của 388 người Đức trên 100 tuổi và 731 người Đức trẻ hơn, và họ phát hiện nhóm người trăm tuổi thường có một biến thể gen được gọi là SIR2. Nghiên cứu cũng đã kiểm tra gen của 3.741 người Nhật Bản sống trên 95 tuổi và đưa ra kết luận tương tự.
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy di truyền chiếm 70% nguyên nhân sống thọ của người sống trăm tuổi.
Di truyền chiếm một phần quan trọng trong quyết định tuổi thọ.
Nếu ông bà của bạn sống ở độ tuổi 90 hoặc thậm chí 100, xin chúc mừng! Tỷ lệ sống thọ của bạn sẽ lớn hơn nhiều so với những người khác. Vương Tiếu Phong - một giáo sư tại Đại học Phục Đán, cho biết đã có bằng chứng chắc chắn rằng nếu người thân của bạn sống lâu, tỷ lệ sống thọ của bạn cũng sẽ tăng lên, và họ hàng càng gần thì ảnh hưởng càng rõ rệt.
2. May mắn hơn người khác, ít bệnh tật, không gặp bất trắc
Nhiều người nghĩ nguyên nhân này thật vô nghĩa và nhảm nhí.
Nhưng nghĩ xem, những người già trên 100 tuổi, điển hình là cụ bà Tanaka Kane người Nhật Bản, vừa qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm nay ở tuổi 119. Với những người sống lâu như thế, những biến cố lịch sử hay những thảm họa do thiên nhiên, nhân tạo mà họ gặp phải trong đời không hề ít. Kể từ đầu thế kỷ 20 (1900), hai cuộc chiến tranh thế giới đã giết chết vô số người, có thể nhiều người trong số họ vốn có thể sống lâu, nhưng lại phải mất mạng trong chiến tranh.
Thậm chí, chúng ta chỉ cần ra đường sớm hơn hoặc trễ hơn 5 phút cũng có thể tránh được tai nạn xe cộ nhờ tổng hợp nhiều yếu tố tình cờ. Thế mới nói, những người có thể nhìn thấy mặt trời trong hơn 100 năm phải cảm ơn khi "may mắn hơn những người vốn có thể sống lâu hơn”.
3. Tâm thái quyết định tất cả
Tâm thái tốt ảnh hưởng tốt đến tuổi thọ.
Khác với hai yếu tố đầu tiên, ta hoàn toàn có thể khống chế yếu tố thứ ba. Duy trì một thái độ tốt và kiểm soát cảm xúc cá nhân sẽ giúp kéo dài tuổi thọ đáng kể. Chúng ta nên ổn định cảm xúc của bản thân, giữ vững tâm lý trong vòng kiểm soát, thói quen này không chỉ nâng cao sức đề kháng, duy trì sự ổn định nội tiết mà còn tránh được các vấn đề tâm lý do cảm xúc tiêu cực gây ra.
Giáo sư Chung Nam Sơn từng nói” “Ba bí quyết để trường thọ là: tập thể dục, giữ tâm thái tốt và không ăn quá nhiều.” Một số người nói rằng tuổi thọ cũng liên quan đến chế độ ăn uống và môi trường, thế nhưng, môi trường và chế độ ăn uống lại chính là tác nhân ảnh hưởng đến tâm trạng của con người.
Ví dụ, Tanaka Kane - cụ già sống lâu nhất thế giới kể trên, không phải là người kén ăn và rất thích uống cà phê, cola và socola - những “chất độc” đối với những ai muốn trường sinh, nhưng nếu tiêu thụ ở mức độ cho phép và hợp lý với tình trạng sức khỏe, ăn một cách chừng mực có thể giúp duy trì tâm trạng vui vẻ như bà Kane.
Tất nhiên, chúng ta không nên ép bản thân phải thử những lối sống kém lành mạnh, như hút thuốc, uống rượu, thức khuya, ăn khuya… để thỏa mãn tâm trạng.
Theo Toutiao