Việc nâng cao mức sống, nâng cao tiêu chuẩn y tế hiện đại cũng đã góp phần gia tăng tuổi thọ trung bình của con người. Việc kéo dài tuổi thọ không còn là một nhiệm vụ khó khăn.
Lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống là những nhân tố thiết yếu nhất để đảm bảo nền tảng sức khỏe. Trong đó, người 60 tuổi sợ nhất 3 điều, những ai muốn duy trì nền tảng sức khỏe tốt thì nên lưu ý:
Sợ 4 kiểu ăn uống gây “tai vạ” cho cơ thể
Ăn mặn: Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và dễ dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ, bệnh tim và thận yếu.
Ăn đồ cứng: Những người lớn tuổi có hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu suy giảm. Nếu ăn nhiều các món cứng, trong thời gian lâu ngày, có thể sẽ dẫn đến khó tiêu hoặc mắc các bệnh về dạ dày.
Ăn quá nhanh và vội: Răng và hàm của người sau 60 tuổi sẽ trở nên suy yếu. Nên nhai chậm và kỹ để giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày. Cũng nên đề phòng tai nạn như hóc xương...
Ăn quá nhiều và no: Khẩu phần ăn vừa phải, no khoảng 80% là thích hợp nhất với cơ thể mỗi người. Khi ăn quá nhiều, quá no trong một thời gian dài, hệ tiêu hóa không chỉ bị gia tăng gánh nặng mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, có vấn đề mạch máu não hay đột tử cũng là rủi ro phải đề phòng.
Nỗi sợ cô đơn, là “mầm bệnh” của tinh thần
Con người là sinh vật xã hội, sống theo bầy đàn và luôn cần sự quan tâm từ người khác. Nỗi sợ cô đơn luôn tồn tại trong mỗi cá nhân nhưng nó sẽ còn hiển hiện rõ nét hơn cả đối với những người cao tuổi.
Cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Người cao tuổi chịu đựng sự cô đơn lâu ngày dễ sinh ra trầm cảm, bệnh tật, có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ lâu dài.
Để giảm “mầm bệnh tinh thần”, người 60 tuổi cần biết những điều sau:
1. Chủ động kết bạn nhưng vẫn đảm bảo sự thận trọng
Xây dựng những mối quan hệ mới thích hợp là một trong những cách để người trung niên và người cao tuổi nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhà văn Pháp Roman Roland đã nói: “Có bạn bè, cuộc sống mới thể hiện được hết giá trị của nó”.
Tuy nhiên, người trung niên và người cao tuổi phải thận trọng khi kết bạn. Họ cần có thời gian tìm hiểu kỹ càng trước khi thực sự đặt niềm tin vào bạn bè mới quen.
2. Nuôi dưỡng sở thích cá nhân
Trau dồi sở thích của bản thân là điều hoàn toàn không thể thiếu trong một lối sống lành mạnh. Đặc biệt, những người 60 tuổi càng nên dành thời gian phát triển điều này.
Sở thích của mỗi người mỗi khác. Có người thích đọc sách, có người thích nghe nhạc. Có người lại thích khiêu vũ hay du lịch khắp nơi. Thế nhưng tất cả đều có 1 điểm chung: Đó chính là cơ hội để cảm nhận được hạnh phúc đích thực.
Đi du lịch là liệu pháp giải tỏa áp lực tinh thần hiệu quả nhất. Ảnh: iStock
Người 60 tuổi sợ nhất những thói quen không lành mạnh
Sức khỏe là vô giá đối với người cao tuổi. Sau 60 tuổi, chúng ta không còn có thể dùng sức khỏe của mình để đánh đổi bất cứ thứ gì trong đời. Thay vào đó, hãy bắt buộc bản thân phải duy trì lối sống kỷ luật và lành mạnh.
Hãy chăm sóc cơ thể trong phạm vi năng lực của mình, chẳng hạn như: Ăn uống đúng giờ, ngủ nghỉ điều độ, quan tâm cơ thể khi thấy mệt mỏi, có những dấu hiệu bất thường… Chỉ có giữ gìn sức khỏe thì mới giữ được tất cả.
Một số gợi ý để nâng cao sức khỏe cho người lớn tuổi:
1. Uống trà thường xuyên
Sau 60 tuổi, bạn có thể uống 1-2 chén nước trà nhỏ mỗi ngày. Phát hiện mới cho thấy, thói quen uống trà mỗi ngày có thể tăng độ chính xác và tốc độ phản ứng cho những người trên 85 tuổi. Nghiên cứu được công bố trên The National cho biết sự gia tăng chức năng nhận thức có thể giúp người lớn tuổi thực hiện nhiều hoạt động như lái xe và hoàn thành ghép hình.
Tuy nhiên, không nên uống trà đặc vì có thể làm mất ngủ, giảm khả năng hấp thụ chất sắt, có thể xuất hiện cảm giác choáng váng, buồn nôn… Ảnh: Today
2. Chế độ ăn uống cân bằng
Áp dụng chế độ "ngũ sắc" để phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Trong đó:
Màu đỏ là một số loại thịt đỏ bổ dưỡng, một chút rượu vang đỏ, các loại hoa quả có màu đỏ như táo, dưa hấu...
Màu vàng là các loại rau giàu carotenoid, giúp giảm xơ vữa động mạch như cà rốt, khoai lang, đậu nành...
Màu đen là mộc nhĩ, nấm hương, có tác dụng hạ cholesterol trong máu.
Màu trắng là bột yến mạch, sữa... để bổ sung canxi và giảm thiểu triglyceride trong máu.
Màu xanh là các loại rau xanh như cần tây, tỏi tây, rau bina... giàu chất xơ và phong phú vitamin.
3. Tập thể dục thường xuyên
Bất luận tuổi tác hay giới tính, tập thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp cải thiện mật độ xương, làm chậm quá trình lão hóa cơ xương, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim… Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp tăng cường trí nhớ cho người lớn tuổi.
Tuy nhiên, cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với sức khỏe và thể trạng của từng người, đặc biệt là với người lớn tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, người trên 65 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần. Đồng thời, nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay dưỡng sinh và tập luyện không quá 5 buổi/tuần.
*Theo NetEase