Chàng trai đi ngược số đông, chi tiền để không phải làm việc ở nhà
Bỏ ra 211 USD một tháng để sử dụng không gian văn phòng nghe có vẻ vô lý đối với một số người nhưng YouTuber Uptin thì ngược lại. Thậm chí anh cho rằng số tiền mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.
Uptin hiện làm công việc sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng tại Bali. Anh hiện là người làm việc tự do, không có sự ràng buộc về mặt địa điểm hay thời gian làm việc.
Do đặc thù công việc, anh không cần phải đến văn phòng như số đông. Trong thời đại làm việc ở nhà dần trở thành xu hướng mới, Uptin lại tự xếp mình vào nhóm "bơi ngược dòng". Anh thích ra ngoài và đi lại khi làm việc.
Uptin tiết lộ bản thân không thể làm việc hiệu quả khi ở nhà hoặc quán cà phê. Do đó, anh đã chi hơn 200 USD để thuê một văn phòng làm việc công cộng. Nhiều người cho rằng Uptin đang lãng phí tiền bạc.
Tuy nhiên, anh trả lời rằng những điều nhận lại xứng đáng với số tiền đã bỏ ra. Cụ thể, Uptin nhận được đồ uống miễn phí, tham gia vào lớp yoga, những đặc quyền... Những điều này giúp anh cảm thấy bản thân đang được nghỉ phép thay vì đi làm.
Uptin yêu thích không gian làm việc chung đặc biệt này. "Làm việc trong một không gian chung cũng mở ra cơ hội kết nối và kết bạn với những người có chung sở thích. Điều này có thể tạo nên những mối quan hệ về lâu dài", chàng trai trẻ khẳng định.
Xu hướng làm việc mới hình thành từ đại dịch
Bối cảnh đại dịch đã buộc hàng triệu người Mỹ phải thực hiện giãn cách xã hội tại nhà vào tháng 3 năm 2020. Làm việc từ xa nay đã trở thành một điều bình thường đối với nhiều công ty - một số gã khổng lồ công nghệ trước đây từng đưa ra quyết định biến làm việc từ xa thành một phần tất yếu và lâu dài của nơi làm việc.
Ví dụ, Twitter và Square sẽ cho phép nhân viên làm việc từ xa liên tục, còn Facebook cho biết khoảng 50% đội ngũ nhân sự chủ chốt sẽ làm việc từ xa. Họ là ba trong số hàng chục công ty đã chọn giải pháp thay đổi vĩnh viễn cách nơi làm việc sử dụng không gian văn phòng - một lựa chọn được hơn một nửa lực lượng lao động Mỹ ủng hộ.
Microsoft xác nhận bản tin của The Verge là chính xác. "Chúng tôi đúng là đã chia sẻ các chỉ dẫn nội bộ trong tuần này nhằm cung cấp cho nhân viên những lựa chọn, từ đó lên kế hoạch trước khi chúng tôi có thể quay trở lại nơi làm việc một cách an toàn".
Microsoft nói. "Mục tiêu của chúng tôi là cải tiến cách làm việc qua thời gian, dựa trên dữ liệu nhân viên và cảm kết hỗ trợ phong cách làm việc cá nhân và nhu cầu của doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì được văn hoá công ty".
Giống như nhiều người khác sau khi đại dịch COVID-19 đóng cửa các doanh nghiệp vào năm 2020, Morris đã không còn làm việc tại văn phòng trong một thời gian dài. Trải qua những ngày làm việc từ xa, anh nhận ra mình có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đồng thời có nhiều thời gian hơn cho bản thân.
Tính linh hoạt khi làm việc từ xa đã trở thành một yếu tố quan trọng để mọi người cân nhắc khi muốn "nhảy việc". Hơn 4 triệu người Mỹ mỗi tháng đã nghỉ việc, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Ngoài công việc tốt hơn và được trả lương cao hơn, mọi người cũng ưu tiên tiêu chí không cần phải làm việc tại văn phòng.
Làm việc tại nhà có thể khiến bạn quên đi giới hạn mà lao lực
Việc di chuyển tới công sở mỗi ngày có thể khiến chúng ta béo hơn do phải ngồi quá nhiều, hoặc dễ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nó tượng trưng cho "công tắc bật". Tương tự, khi chúng ta rời khỏi chỗ làm vào lúc chiều muộn, điều này tượng trưng cho "công tắc tắt".
Về mặt tâm lý, chúng ta đã tự liên hệ môi trường văn phòng với công việc hàng ngày. Do đó, mỗi khi chúng ta đến công ty não bộ sẽ tự động chuyển sang "chế độ làm việc". Khi chúng ta không ở đó, não bộ sẽ chuyển sang "chế độ nghỉ ngơi".
Đó chính là lý do mà tại sao các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard lại cho rằng việc đem máy tính, TV và các tài liệu làm việc ra ngoài phòng ngủ sẽ giúp củng cố mối liên hệ giữa phòng ngủ và giấc ngủ của bạn. Điều này sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ lành mạnh hơn.
Thế nhưng, khi chúng ta làm việc tại nhà mỗi ngày, mối liên hệ giữa nhà ở và chuyện nghỉ ngơi sẽ trở nên lỏng lẻo, nhường chỗ cho mối liên hệ giữa nhà ở và công việc phát triển.
Làm việc ở nhà sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mình như đang ở trong văn phòng mọi lúc. Từ đó, chúng ta nhận thấy tần suất những thói quen xấu mà chúng ta đã hình thành trước đó càng tăng lên.
Những thói quen này đi kèm với cái giá rất đắt: sức khỏe của chúng ta. Việc duy trì "công tắc bật" cả ngày, kèm theo hàng giờ đồng hồ kiểm tra email và làm việc sẽ khiến chúng ta dễ ốm hơn. Thậm chí, nó có thể dẫn đến stress, kiệt sức và trầm cảm.
Theo Asiaone, Medium
Nghệ sĩ Nhật Bản biến sỏi thành "sinh vật sống", có người trả cả nghìn USD để sở hữu