Nghiên cứu trên 200 triệu người, phát hiện “mối liên hệ” giữa nhịp tim và tuổi thọ: Trên 60 tuổi tim đập nhanh hay chậm là tốt hơn?

Tùng Chi | 06-12-2023 - 09:28 AM

(Tổ Quốc) - Nhịp tim là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định tuổi thọ của bạn. Vậy trên 60 tuổi nhịp tim đập nhanh hay chậm là tốt hơn và đập bao nhiêu nhịp trên một phút là phù hợp?

Ông Lý (Trung Quốc), năm nay 69 tuổi. Sau khi đi khám sức khỏe thì nhận được báo cáo kết quả cho thấy nhịp tim đập 54 nhịp/ 1 phút. Ông thấy nó quá thấp và đang suy nghĩ có nên đi đến bệnh viện để kiểm tra thêm hay không. Tuy nhiên, một người bạn của ông lại khuyên rằng: “Tôi nghe nói rằng nhịp tim của người già sống thọ sẽ đập không nhanh, nhịp tim càng chậm thì tuổi thọ càng dài”. Vậy nên ông Lý đã nghe lời và không chú ý tới chuyện đó nữa.

Thế nhưng, vợ ông thì cho rằng, điều đó là bất thường nên vẫn khuyên ông Lý đi kiểm tra.

Nếu nhịp tim đập nhanh hơn bình thường

Trên thực tế, nhịp tim là số nhịp đập mỗi phút trong cơ thể con người. Khi đập, tim bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể và đưa máu về lại phổi. Cơ thể sẽ tự động kiểm soát nhịp tim để phù hợp với những chuyển động khác nhau cũng như môi trường xung quanh tại mỗi thời điểm. Khi nghỉ ngơi, nhịp tim thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim của người trẻ sẽ nhanh hơn của người già và của phụ nữ sẽ nhanh hơn nam giới. 

Nghiên cứu trên 200 triệu người, phát hiện “mối liên hệ” giữa nhịp tim và tuổi thọ: Trên 60 tuổi tim đập nhanh hay chậm là tốt hơn? - Ảnh 1.

Giáo sư Ôn Quý Bảo của Viện Y tế Đài luôn đã công bố một báo cáo nghiên cứu. Ông đã thu nhập gần 1994 triệu dữ liệu khám sức khỏe để phân tích so sánh, kết quả cho thấy nhịp tim bình thường của mỗi người là 60-70 nhịp mỗi phút. Cứ mỗi lần nhịp tim tăng thêm 1, tuổi thọ có thể bị rút ngắn khoảng 4 tháng. 

Ông đã phân tích nhịp tim của nhiều người cho nhận thấy:

Nhóm người có nhịp tim từ 70-80 nhịp mỗi phút, tuổi thọ trung bình sẽ rút ngắn 3 năm. Nhóm người có nhịp tim từ 80-90 nhịp mỗi phút, tuổi thọ được rút ngắn trung bình 5 năm. Những người có nhịp tim từ 90-100 nhịp, tuổi thọ bị rút ngắn 8 năm. Đặc biệt, nhóm người có nhịp tim đập nhanh hơn 100 nhịp, khiến tim phải co bóp và hoạt động nhiều hơn, tuổi thọ có thể bị giảm đến 13 năm. 

Từ nghiên cứu này có thể khẳng định, sự gia tăng của nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ.

Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu phát hiện rằng, khi cơ thể người lớn tuổi nghỉ ngơi mà nhịp tim vẫn đập lớn hơn hoặc bằng 80 nhịp/ phút, sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên tới 55%. Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng công bố nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhịp tim và nguy cơ suy tim. Công bố cho thấy nhịp tim tăng 5 nhịp mỗi phút sẽ khiến tăng nguy cơ suy tim lên 13%. 

Từ những công bố trên cũng có thể khẳng định: “nhịp tim càng nhanh, tuổi thọ càng ngắn”.

Nếu nhịp tim đập chậm hơn tiêu chuẩn

Nếu nhịp tim nhanh ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi thọ như vậy thì nhịp tim đập chậm hơn tiêu chuẩn cũng là một mối quan ngại cần lưu ý. 

Nghiên cứu trên 200 triệu người, phát hiện “mối liên hệ” giữa nhịp tim và tuổi thọ: Trên 60 tuổi tim đập nhanh hay chậm là tốt hơn? - Ảnh 2.

Nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút được coi là vô cùng chậm. Đặc biệt, dưới 45 lần/phút rất dễ làm chậm tốc độ lưu lượng máu, do không đủ "bơm", dẫn đến thiếu máu cung cấp cho toàn cơ thể. Nhịp tim chậm có thể xem là sinh lý ở những người là vận động viên, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng đôi khi có thể là bệnh lý. Tình trạng này sẽ khiến cung lượng tim bị giảm, thiếu máu lên não và những cơ quan khác cũng bị giảm khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy tim, không thể gắng sức, thậm chí bị ngất và đột tử.

Nhịp tim thay đổi cùng còn do nhiều lý do khác nhau như yếu tố bệnh lý, di truyền,... do đó, nhịp tim dao động trong cuộc sống hằng ngày là điều bình thường. Việc bạn có nên đi điều trị, thăm khám hay không còn phụ thuộc vào việc nó có đi kèm với các biến chứng mạnh như chóng mặt, mệt mỏi, hay không...

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM