Nghiên cứu mới: Trẻ học nói từ trước khi ra đời, mẹ chăm làm điều này con càng thông minh

Phan Hằng | 08-12-2023 - 16:00 PM

(Tổ Quốc) - Khi còn trong bụng mẹ, thai đã có thể nhận biết được giọng nói của mẹ mình và thích nó hơn so với những giọng nói khác.

Ngày 22/11/2023, một báo cáo đăng trên tờ "Nhà khoa học mới" của Anh cho thấy, các thí nghiệm trên trẻ sơ sinh cho thấy chúng đã có thể nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Điều này cho thấy quá trình học ngôn ngữ có thể bắt đầu trước khi trẻ chào đời.

Judit Galvoin thuộc Đại học Padua ở Ý cho biết: "Từ lâu chúng ta đã biết rằng, thai nhi có thể nghe thấy âm thanh trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Trẻ sơ sinh có thể nhận ra giọng nói của mẹ mình và so sánh với người phụ nữ khác. Chúng thậm chí có thể thích giọng nói của mẹ mình hơn nhờ nhận ra ngôn ngữ mẹ nói khi mang thai".

Nghiên cứu mới: Trẻ học nói từ trước khi ra đời, mẹ chăm làm điều này con càng thông minh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khi tìm hiểu sâu hơn, Galvoin và các đồng nghiệp đã nghiên cứu hoạt động não của 49 trẻ sơ sinh từ 1 đến 5 ngày tuổi. Mẹ của những đứa trẻ này đều nói tiếng Pháp. Mỗi trẻ sơ sinh đội một chiếc mũ nhỏ có 10 điện cực đặt gần các vùng não liên quan đến nhận biết lời nói.

Sau đó, nhóm phát đoạn ghi âm người kể câu chuyện "Goldilocks và gia đình nhà gấu" bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha trong 7 phút, sau đó là một khoảng thời gian im lặng khác.

Khi trẻ sơ sinh nghe âm thanh tiếng Pháp, nhóm nghiên cứu nhận thấy tín hiệu não tăng đột biến, có liên quan đến nhận thức và xử lý lời nói. Tín hiệu này giảm đi khi bé nghe ngôn ngữ khác.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số 17 đứa trẻ được tiếp xúc với tiếng Pháp lần cuối, hoạt động thần kinh tăng vọt này vẫn tiếp tục trong những khoảng thời gian im lặng tiếp theo.

Galvoin cho biết, những phát hiện này có nghĩa là trẻ sơ sinh có thể đã học được rằng, tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ quan trọng hơn.

“Về cơ bản, đó là sự khuyến khích việc học tiếng mẹ đẻ”, Galvoin nói.

Nhóm nghiên cứu hiện hy vọng sẽ thực hiện nhiều thí nghiệm hơn với những em bé có mẹ nói các ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ châu Á hoặc châu Phi, để xem kết quả tổng quát như thế nào.

Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng tìm hiểu được cách nhận thức lời nói phát triển khác nhau trong tử cung ở những trẻ có trải nghiệm trước khi sinh ít điển hình hơn, chẳng hạn như những trẻ sinh non.

Galvoin cho biết: "Tất nhiên, việc phụ nữ mang thai nói chuyện với em bé là một hình thức thai giáo tuyệt vời. Nhưng các thí nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng, ngay cả những hoạt động tự nhiên hàng ngày như mua sắm, nói chuyện với hàng xóm cũng có thể hỗ trợ việc học tập cho trẻ sơ sinh".

Nghiên cứu mới: Trẻ học nói từ trước khi ra đời, mẹ chăm làm điều này con càng thông minh - Ảnh 2.

Tầm quan trọng của việc mẹ trò chuyện với thai nhi là gì?

Việc mẹ trò chuyện với thai nhi có tầm quan trọng đáng kể trong quá trình phát triển của em bé.

- Phát triển ngôn ngữ

Thai nhi có khả năng nghe từ tuần thứ 16 của thai kỳ. Khi mẹ trò chuyện với thai nhi, âm thanh và ngôn ngữ truyền qua bụng mẹ có thể giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của thai nhi từ sớm. Nghiên cứu cho thấy rằng, thai nhi có thể nhận biết và phân biệt tiếng nói của mẹ từ khi còn trong tử cung.

- Tạo mối quan hệ

Trò chuyện với thai nhi giúp mẹ thiết lập một mối quan hệ sớm với con. Thai nhi có khả năng cảm nhận giọng nói và tình cảm của mẹ. Việc mẹ trò chuyện, hát hay đọc sách cho thai nhi có thể tạo ra sự gần gũi, liên kết tình cảm giữa mẹ và con từ khi còn trong bụng mẹ.

- Phát triển não bộ

Trong quá trình phát triển thai nhi, việc nghe tiếng nói và âm thanh từ môi trường xung quanh có thể kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi. Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em nghe nhiều tiếng nói trong tử cung có khả năng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội tốt hơn.

- Giảm căng thẳng

Trò chuyện và giao tiếp với thai nhi có thể giúp mẹ giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư giãn. Việc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mẹ với thai nhi qua việc nói chuyện có thể làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác yên bình.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM