Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm…

Quang Vũ | 07-03-2020 - 14:57 PM

(Tổ Quốc) - Phải ngồi lại nghe những người bà, người chồng nói về thiên chức của mẹ, mới càng thấm thía và đồng cảm: Phụ nữ đã hy sinh quá nhiều đam mê, trải nghiệm để chu toàn thiên chức. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu đã đến lúc ta thay đổi?

Những tâm tư của bà, bố khiến người nghe xúc động…

Muốn giữ lửa mái ấm, chẳng thể nào thiếu được bàn tay của mẹ. Quan điểm ấy dường như đã ăn sâu vào mỗi người phụ nữ đến độ, hầu như bất cứ ai sau khi lấy chồng, sinh con cũng lùi về sau nếp nhà tập trung làm tròn bổn phận, toàn tâm toàn ý với thiên chức làm mẹ.

Nhưng liệu tôi, bạn và những người phụ nữ quanh ta có thực sự viên mãn như mong muốn. Hay là mỗi người vẫn còn tiếc nuối và cảm thấy chưa tròn vẹn. Các bà, các mẹ và các bố thực sự nghĩ gì về thiên chức? Những câu chuyện, tâm tư, chiêm nghiệm mà chúng tôi ghi lại tại Bệnh viện Từ Dũ mới đây trên fanpage 1 Phút Sài Gòn, được thực hiện trên hành trình đưa bức tượng "Thiên chức" tới TP.HCM sẽ cho bạn câu trả lời. Và trước khi tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa của bức tượng này, hãy cùng tôi nghe qua những tâm sự từ tận đáy lòng dưới đây.

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 1.

Chúng tôi trò chuyện với anh Phạm Xuân Chuyên (35 tuổi) khi anh đang chờ đón cháu thứ hai chào đời tại viện Từ Dũ. Anh hào hứng kể về vợ và nhớ như in rằng chị từng là cô gái có nhiều ước mơ: Mơ làm nhân viên ngân hàng, được đi du lịch, học làm bánh, học ngoại ngữ nhưng đã phải gạt sang một bên những trải nghiệm này vì phải chu toàn bổn phận sinh và nuôi con suốt 7 năm qua.

Chiêm nghiệm về thiên chức và những hy sinh của vợ, anh Chuyên càng thấy thương chị hơn và tự hứa với lòng "sẽ tranh thủ san sẻ việc nhà với vợ để vợ được nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và tập yoga như vợ vẫn luôn thích mà chưa làm được".

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 2.

Và không chỉ những người chồng trẻ của thời hiện đại mà cả những người đàn ông của thế hệ trước cũng đã và đang có những thay đổi về quan điểm. Trong lúc chờ con gái sinh tại bệnh viện, cô Nguyễn Thị Duyến (64 tuổi) tâm sự rằng, ngày trẻ cô từng đam mê cải lương nhưng rồi khi sinh con phải gác lại để toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình. Tới nay khi đã có cháu bồng bế, cô lại được chồng, con động viên tham gia văn nghệ hội người cao tuổi: "Cứ thế mà lại thấy hồi xuân, thấy vui như mình hồi còn trẻ!".

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 3.

Cô Nguyễn Thị Duyến (64 tuổi) – một đóa hồng mẹ yêu vĩ đã âm thầm đánh đổi những sở thích, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Nhiên (50 tuổi) chắc chắn là người mẹ chồng tâm lý nhất tôi từng gặp. Thấu hiểu những vất vả của một người mẹ, cô thổ lộ: "thương con dâu như con ruột", nên ráng phụ con để dâu có thời gian ra ngoài xã hội, chăm sóc bản thân "vì dâu mà sống vui vẻ hạnh phúc thì cháu mới lớn lên khỏe mạnh được".

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 4.

Cô Nguyễn Thị Nhiên (50 tuổi) nghĩ rằng dâu mà sống vui vẻ hạnh phúc thì cháu mới lớn lên khỏe mạnh được

Các bà, các bố đã thấu hiểu nhường ấy, sao mẹ vẫn sống như "một nửa bông hồng"?

Những câu chuyện "mắt thấy, tai nghe" tại nơi tôn vinh thiên chức phụ nữ ấy có lẽ sẽ còn nối dài và khiến mỗi chúng ta thực sự ấm lòng: Thời đại mới, quan niệm đã khác xưa rồi. Không thể phủ nhận rằng, chu toàn bổn phận là một trách nhiệm lớn lao và thiêng liêng đối với phái đẹp. Nhưng đâu đó, đã có tín hiệu của hy vọng.

Những người bà, thậm chí mẹ chồng đã thông cảm, thấu hiểu cho hy sinh, vất vả của phụ nữ và có người chồng còn sẵn sàng gác lại cuộc vui để đỡ đần, san sẻ gánh nặng gia đình để khuyến khích phái đẹp sống trọn vẹn, và trải nghiệm nhiều hơn. Vậy thì chẳng có lý do gì, chính phụ nữ lại không thay đổi quan niệm đã "ăn sâu bám rễ" lâu nay.

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 5.

Các y tá, bác sĩ check in tại bức tượng Thiên Chức

Đó cũng chính là thông điệp mà chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa thông qua hành trình nhân văn của bức tượng "Thiên chức". Với hình ảnh một nửa đóa hoa hồng và những người phụ nữ tần tảo trên đó, bức tượng được dựng lên và đưa từ Hà Nội qua Đà Nẵng tới TP.HCM để truyền cảm hứng về sự cần thiết phải cân bằng giữa thiên thiên chức – trải nghiệm của phái đẹp. Và bệnh viện Từ Dũ được lựa chọn vì đây chính là nơi phụ nữ gửi trao, thể hiện rõ nhất thiên chức làm mẹ, địa điểm lý tưởng để nhắc nhở họ rằng, ngoài thiên chức, vẫn còn thật nhiều trải nghiệm khác nữa.

Thật vậy! Làm tròn bổn phận của người mẹ là một hạnh phúc, nhưng điều đó không có nghĩa là phải gạt bỏ hoàn toàn những đam mê khác trong cuộc sống. Bởi vì mỗi người phụ nữ phải là một đóa hoa hồng trọn vẹn, rực rỡ.

Nghe những tâm sự ở bệnh viện Từ Dũ mới xót xa: Vì thiên chức, mẹ đã bỏ qua bao trải nghiệm… - Ảnh 6.

Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ

photo-6

Từ 06/3 đến 12/3, OMO Matic kết hợp với các tiệm hoa lớn cho ra mắt Bó hoa Thiên chức với thiết kế đặc biệt, truyền tải thông điệp mong muốn tất cả người mẹ trên đời sẽ luôn là một đóa hồng trọn vẹn, cân bằng giữa 2 nửa Thiên Chức và Trải nghiệm.

Với số lượng có hạn, những Bó hoa Thiên Chức sẽ được bán tại:

- TP.HCM: Amelie Flowers (chuyên hoa khô), Pilosa, Ted & Anna, Hoa Nói.

- Hà Nội: Xophoatanni, Fancy Florist.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM