Nghề nguy hiểm trên núi Himalaya: Cheo leo trên vách núi lấy mật mưu sinh, thành quả thu được có giá tới 80 triệu đồng/kg

Lam Phương | 05-05-2022 - 20:58 PM

(Tổ Quốc) - Công việc cha truyền con nối này yêu cầu sự tập trung cao độ, kỹ năng điêu luyện của người thợ.

Từ hàng chục nghìn năm trước, con người đã biết đến và sử dụng mật ong. Nó trở thành thức ăn ngọt duy nhất mà con người có thể dễ dàng kiếm được. Ngày nay, mật ong là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống. Tại các cửa hàng hay siêu thị, không khó để mọi người mua mật ong với giá từ vài trăm nghìn đồng/lít (một lít mật tương đương 1,2-1,4 kg mật).

Tuy nhiên, trên sườn phía nam của dãy Himalaya, nơi Nepal và Trung Quốc giao nhau, vẫn có nhóm người sống bằng nghề lấy mật theo phương pháp cổ xưa, mạo hiểm giữa không trung để thu thập mật ong.

Dãy núi cao nhất thế giới Himalaya có tuyết phủ gần như quanh năm, môi trường khắc nghiệt, địa hình phức tạp. Chỉ có một số sinh vật có thể sống sót trong khu vực này. Môi trường độc đáo này cũng nuôi dưỡng loài ong quý giá.

Nghề nguy hiểm trên núi Himalaya: Cheo leo trên vách núi lấy mật mưu sinh, thành quả thu được có giá tới 80 triệu đồng/kg - Ảnh 1.

Người thợ cheo leo giữa không trung để lấy mật. Ảnh: Laitimes.

Công việc nhiều thử thách

Nhóm người mưu sinh bằng nghề này thuộc bộ tộc Gurung. Qua hàng nghìn năm, họ vẫn duy trì truyền thống lấy mật trên những vách đá cao chót vót của dãy Himalaya. Ngày nay, nhiều người ví họ là "thợ săn mật trên vách núi".

Tuy nhiên, nghề này cũng đi kèm với mức độ nguy hiểm. Công cụ duy nhất người thợ dùng là thang dây, thúng và cây gậy dài. Họ cheo leo trên vách đá cao 50-500 mét so với mặt đất để thu thập tổ ong rồi cho vào thúng. Đối với những "thợ săn mật", thang dây là công cụ đảm bảo cho tính mạng, được làm thủ công bởi phụ nữ địa phương. Vì vậy, ngay cả kỹ năng làm dây thừng cũng được người Gurung truyền từ đời này sang đời khác.

Trước khi tiến hành công việc, người thợ cần tìm kiếm vị trí của tổ do ong có tập tính di cư theo mùa. Sau khi phát hiện, tộc trưởng phân công nhiệm vụ, chia "thợ săn mật" thành nhiều nhóm và xác định phạm vi lấy mật để đảm bảo công việc được tiến hành một cách thuận lợi.

Công việc đòi hỏi trình độ điêu luyện trong kỹ thuật leo và bám, duy trì thăng bằng và sự tập trung cao độ. Người thợ phải đối mặt với nguy cơ ngã, bị ong đốt... trong quá trình làm việc.

Nghề nguy hiểm trên núi Himalaya: Cheo leo trên vách núi lấy mật mưu sinh, thành quả thu được có giá tới 80 triệu đồng/kg - Ảnh 2.

Ở phía dưới, thợ đốt gỗ mun để bầy ong rời tổ trước khi thu thập tổ ong. Ảnh: Laitimes.

Mật ong núi Himalaya có giá chục triệu đồng/kg

Mật được lấy từ ong đá núi tuyết, được thu thập bởi Ong đen lớn. Loài ong này bản chất hung dữ, miễn nhiễm với khí hậu cao nguyên.

Tổ ong được đặt trên sườn dốc của vách đá. Sản lượng mật ong ở vùng núi tuyết cực kỳ thấp, theo tình hình thu hái của địa phương, mỗi năm chỉ có 20-40 kg. Đặc biệt, người thợ chỉ có 2 dịp/năm để lấy mật là vào mùa xuân và thu.

Trong hàng trăm nghìn năm kể từ khi phát hiện ra loại mật ong này, nó chỉ được tìm thấy ở ngã giao Trung Quốc và Nepal, điều này càng làm tăng thêm độ quý giá của mật ong đá núi tuyết.

Mật ong đá núi tuyết là loại mật đặc biệt được nuôi trên dãy Himalaya, có giá trị y học không nhỏ so với mật ong thường. Nó có thể giúp con người phục hồi sinh lực trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa độc tính thần kinh, khiến người dùng bị ảo giác.

Do vậy, sau khi thu thập tổ ong, "thợ săn trên vách núi" sẽ chế biến mật theo công thức gia truyền, mất 6-9 tháng để phân huỷ các chất độc và đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ.

Thành quả thu được có giá khá cao, dao động 68-80 triệu đồng/kg. Nguyên nhân một mặt là do sự quý hiếm của mật ong. Mặt khác là do sự vất vả của những người thợ hái mật trên cao.

Nghề nguy hiểm trên núi Himalaya: Cheo leo trên vách núi lấy mật mưu sinh, thành quả thu được có giá tới 80 triệu đồng/kg - Ảnh 3.

Người thu thập mật ong Himalaya dưới ống kính nhiếp ảnh gia. Ảnh: Laitimes.

Nghề nguy hiểm trên núi Himalaya: Cheo leo trên vách núi lấy mật mưu sinh, thành quả thu được có giá tới 80 triệu đồng/kg - Ảnh 4.

Tổ ong trên đỉnh núi tuyết. Ảnh: Laitimes.

Theo Aboluowang

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.