Ngay cả sau mùa dịch thì những thói quen vệ sinh này vẫn cần phải thay đổi

Quang Vũ | 23-04-2020 - 12:54 PM

(Tổ Quốc) - Mới đây, các chuyên gia y tế đã chỉ ra những thói quen vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện mà mọi người nên chú trọng thực hiện hàng ngày, ngay cả khi dịch đã đi qua.

Bởi vì vấn đề này có thể nhỏ và dễ làm nhưng nếu không thực hiện đúng và đủ thì sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm.

1. Sau khi từ bên ngoài về nhà: cần rửa tay, tắm rửa

Theo các chuyên gia y tế, bàn tay, khuỷu tay và cổ tay áo là nơi có nguy cơ bám dính mầm bệnh cao nhất. Đó là nơi chúng ta thường dùng để chạm vào vật dụng và các bề mặt như nút thang máy, tay vịn và nắm đấm cửa. Tuy nhiên, có khá nhiều người có thói quen đi từ bên ngoài về nhà sẽ ghé qua chào hỏi, ôm hôn người thân, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Đây là một thói quen không tốt vì trong quá trình này đã truyền đi những vi khuẩn, virus hay mầm bệnh sang người thân và vật dụng trong nhà. Vì vậy, việc rửa tay bằng xà bông và tắm rửa, thay đồ sau khi trở về nhà từ những nơi công cộng bên ngoài là việc làm cần thiết. Đây cũng là cách các nhân viên y tế sử dụng để tránh bị phơi nhiễm các tác nhân gây bệnh từ môi trường bệnh viện cho bản thân và gia đình.

2. Cần súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn 2 lần/ngày

Vì sao các nha sĩ luôn khuyên dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là cả sau khi đánh răng? Bởi vì việc đánh răng chỉ làm sạch được 25% khoang miệng. Do đó nên sử dụng thêm nước súc miệng để có thể đi sâu vào làm sạch mọi ngóc ngách mà bàn chải khó chạm tới được. Việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 giây có thể giúp vệ sinh khoang miệng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, theo các bác sĩ đầu ngành thì "việc súc miệng giống như chốt chặn cuối cùng để tiêu diệt các mầm bệnh tấn công sâu vào trong cơ thể". Bởi những thói quen vệ sinh khác như: rửa tay, tắm rửa,… chưa thể tiêu diệt hết vi khuẩn và mầm bệnh tấn công vào sâu trong cơ thể thông qua đường miệng.

Ngay cả sau mùa dịch thì những thói quen vệ sinh này vẫn cần phải thay đổi - Ảnh 1.

Theo các bác sĩ đầu ngành thì việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn giống như chốt chặn cuối cùng để tiêu diệt các mầm bệnh tấn công sâu vào trong cơ thể. Hiện nay trên thị trường đã có loại nước súc miệng sát khuẩn không cay, dễ sử dụng cho cả gia đình

Là một nhãn hiệu chăm sóc sức khoẻ răng miệng uy tín và lâu đời, nước súc miệng Listerine đã được chứng minh có khả năng sát khuẩn khoang miệng hiệu quả, diệt đến 99.9% vi khuẩn. Listerine giúp làm sạch các mảng bám trên răng, giảm thiểu tối đa các vấn đề về răng miệng và diệt các vi khuẩn gây hôi miệng. Nhờ chiết xuất từ 4 tinh dầu thiên nhiên gồm: tinh dầu bách lý hương, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu Methylal Salicylate, Listerine còn phù hợp để sử dụng hàng ngày, giúp làm trắng răng và mang lại một hơi thở thơm mát, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ngay cả sau mùa dịch thì những thói quen vệ sinh này vẫn cần phải thay đổi - Ảnh 2.

Hướng dẫn sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn dành cho cả gia đình.

3. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng:

Mặt là bộ phận chúng ta hay đưa tay chạm vào một cách vô thức như dụi mắt, sờ da mặt, ngoáy mũi, lau miệng, cắn móng tay,…Đây là thói quen xấu cần thay đổi một cách triệt để bởi vì đây cũng chính là con đường dễ dàng đưa vi khuẩn và mầm bệnh vào trong cơ thể, chưa kể có khả năng gây kích ứng da mặt và nổi mụn. Đồng thời nên sử dụng thêm nước rửa tay khô diệt khuẩn để làm sạch bàn tay thường xuyên.

4. Không nên bắt tay hay tiếp xúc quá gần với người khác:

Mọi người nên tập thói quen giữ khoảng cách cần thiết, không vồ vập/bắt tay hay nói chuyện quá gần để hạn chế những mầm bệnh tiếp xúc với cơ thể. Bởi vì những hành động này rất dễ truyền dẫn dịch tiết giữa người và người thông qua đường giọt bắn. Giọt bắn là các giọt nhỏ li ti, có kích thước lớn hơn 5 micromet, phát sinh qua đường hô hấp khi chúng ta nói, ho, hắt hơi,…Các giọt này có tốc độ bắn ra khá nhanh, có thể rơi và bám vào bề mặt xung quanh. Do đó có khả năng văng vào mắt, mũi, miệng hay trên mặt người không mang khẩu trang hoặc vào phần bề mặt da tiếp xúc (bàn tay, tay) mà không được bảo vệ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM