Ngành F&B hậu đại dịch: "Bình thường mới" hay "cuộc đua mới"?

| 11-01-2023 - 16:00 PM

Sau hai năm vật lộn với đại dịch, điều chờ đợi doanh nghiệp F&B là áp lực cạnh tranh và thách thức đổi mới, mà "lối ra duy nhất cuối đường hầm" là đầu tư vào công nghệ và số hóa.

Điều chờ đợi doanh nghiệp F&B hậu đại dịch?

Hậu Covid-19, ngành F&B chứng kiến nhiều xu hướng bùng nổ chưa từng có trong thập kỷ qua. Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công đang vươn lên, thiết lập chuẩn mực mới về hiệu quả, lợi nhuận, tính linh hoạt và bền vững… cho ngành. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các doanh nghiệp dẫn đầu về chuyển đổi số đã ghi nhận mức tăng năng suất đạt 70%, so với chỉ 30% của các doanh nghiệp chậm trễ số hóa hơn. Với ngành F&B nói riêng, số hóa tạo ra những công ty có năng suất cực cao, sản xuất số lượng lớn hơn với giá thấp hơn trên mỗi đơn vị, buộc các công ty khác phải vật lộn để cạnh tranh.

Covid-19 cũng khiến người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, tin chọn các sản phẩm tốt lành hơn và yêu cầu được truy cập vào dữ liệu để biết nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm họ đang sử dụng đến từ đâu. Nhiều quy định và luật mới đề cao an toàn thực phẩm, sức khỏe, phúc lợi động vật, khí hậu và môi trường cũng đang được thiết lập. Và nếu không tạo dựng được lòng tin người tiêu dùng trước khi đối thủ làm được, tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi khách hàng trung thành rời bỏ hoặc quay lưng với thương hiệu F&B.

Thách thức đến từ người dùng và đối thủ khiến số hóa trở thành yêu cầu cấp thiết trong ngành F&B để duy trì khả năng cạnh tranh. Nếu chậm trễ đổi mới, doanh nghiệp sẽ mau chóng rơi vào tình trang phá sản hoặc bị mua lại như cách mà 52% công ty có mặt trong danh sách Fortune 500 từ năm 2000 đã đối mặt. 75% công ty S&P 500 hiện tại cũng sẽ tiếp tục biến mất trước năm 2027, theo McKinsey. Vì vậy, nhiều công ty lớn đã và đang thực hiện các bước khác nhau để phục hồi và mở rộng, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và số hóa.

Polaris Market Research định giá, thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ riêng cho ngành F&B đã đạt tới 4,49 tỷ USD vào năm 2021 và sẽ tăng trưởng với CAGR 45,4% trong giai đoạn 2022-2029. Internet vạn vật (IoT) và Truy xuất nguồn gốc cho F&B thậm chí đạt 13,79 tỷ USD vào 2021, dự kiến tăng lên 31,93 tỷ USD với CAGR 9,78% từ 2023-2030, theo Verified Market Research. Đổi mới Công nghệ 4.0 là điều không thể tránh khỏi để tìm cơ hội thành công giữa bối cảnh thị trường phức tạp.

Doanh nghiệp F&B đón đầu cơ hội chuyển đổi số

Là tập đoàn toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric cho hay, công nghệ hiện nay đã sẵn sàng để giúp các doanh nghiệp  chuyển đổi số thành công. Tập đoàn đã hoàn thiện kiến trúc EcoStruxure với cấu trúc toàn diện dành riêng cho ngành F&B. Kiến trúc này gồm hơn 20 giải pháp trải dài trên 3 lớp: sản phẩm được kết nối, điều khiển biên và ứng dụng, phân tích và dịch vụ, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của từng doanh nghiệp trên toàn chuỗi cung ứng.

EcoStruxure đã được ứng dụng thành công trên quy mô toàn cầu. Cụ thể, nền tảng này bao phủ 500.000 địa điểm trên thế giới, kết nối 20.000 nhà phát triển phần mềm, 3.000 tiện ích, 650.000 nhà cung cấp dịch vụ và đối tác thành một cộng đồng mở. Các giải pháp quản lý năng lượng và tự động hóa thuộc kiến trúc EcoStruxure đã hỗ trợ ngành F&B đạt được tiến bộ chưa từng có về hiệu quả hoạt động (OpEx), tối đa giá trị tài sản (CapEx), giảm tiêu thụ năng lượng và tối ưu an toàn thực phẩm.

Ngành F&B hậu đại dịch: "Bình thường mới" hay "cuộc đua mới"? - Ảnh 1.

Để đo lường hiệu quả của kiến trúc này, Schneider Electric đã ra mắt báo cáo "Lợi ích Chuyển đổi số F&B Toàn cầu" đánh giá 4 lợi ích cốt lõi khi ứng dụng giải pháp EcoStruxure trong doanh nghiệp. Báo cáo dựa trên dữ liệu thực từ 130 dự án triển khai nền tảng EcoStruxure tại 50 quốc gia. Theo đó, doanh nghiệp đã tăng hiệu suất và độ linh hoạt bình quân 26%, giảm thiểu 29% chi phí bảo trì, tiết kiệm 20-30% chi phí năng lượng và giảm thời gian truy xuất nguồn gốc dài hàng giờ xuống còn 5 phút, thậm chí 60 giây.

Giải pháp EcoStruxure dành cho ngày F&B đã được ứng dụng trong lĩnh vực rượu vang, nơi chất lượng và hương vị là yếu tố sống còn của thương hiệu. Nhà sản xuất Chateau de Talu đã tích hợp bộ giải pháp EcoStruxure đa dạng (EcoStruxure Asset Advisor, EcoStruxure Augmented Operator Advisor, EcoStruxure Equipment Efficiency Advisor và AVEVA Plant SCADA) để kiểm soát sản xuất và quản lý năng lượng, đảm bảo chất lượng ổn định và hàng đầu cho rượu vang. Ngoài phần mềm, Schneider Electric cung cấp cả các thành phần tự động hóa và phân phối điện như một nhà cung cấp duy nhất, hỗ trợ kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa thiết bị.

Trong mảng bột mì, doanh nghiệp gia đình Mulino Marino cũng gặp rắc rối khi sản xuất không bắt kịp đà tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng, và không thể khai thác công suất tối đa của nhà máy bởi lỗi máy móc và con người. Nhằm tăng năng lực cạnh tranh, Mulino đặt mục tiêu tăng cường số hóa và tự động hóa để nâng cao hiệu quả, bù đắp cho người lao động thiếu kinh nghiệm. Sau thời gian triển khai EcoStruxure Machine Advisor và EcoStruxure Machine SCADA Expert, nhà máy thủ công này đã lột xác ấn tượng khi gìn giữ được di sản truyền thống nhờ đổi mới công nghệ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM