Đồng thời, ung thư phổi cũng có tỷ lệ tử vong cao, điều này là do các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu rất dễ bị bỏ qua, khi người bệnh có biểu hiện khó chịu rõ ràng mới đến bệnh viện để điều trị thì bệnh thường đã phát triển sang giai đoạn nặng. Lúc này, ung thư đã di căn, khó khăn trong việc điều trị đương nhiên sẽ lớn hơn.
Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu có thể điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi vẫn tương đối cao. Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, do sức khỏe của phổi bị suy giảm nên cơ thể người bệnh sẽ có một số hiện tượng bất thường, nếu chúng ta phát hiện ra và nắm bắt được thời điểm điều trị kịp thời tốt nhất có thể sẽ giúp cứu sống được người bệnh.
Nếu cơ thể có hiện tượng "2 đen và 1 mùi", cần đi khám phổi kịp thời.
2 đen
1. Mặt đen
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng phổi chi phối làn da và làn da có trắng và đủ ẩm hay không phụ thuộc vào chất lượng của phổi.
Một khi phổi có bệnh, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi máu trong cơ thể và da sẽ rất xỉn màu nếu không được nuôi dưỡng.
Về mặt lâm sàng, hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều có biểu hiện nước da sẫm màu, xỉn màu, vì vậy khi có triệu chứng này cần hết sức cảnh giác, nhất là đối với những người hút thuốc lá thì càng phải chú ý hơn.
2. Móng tay đen
Các ngón tay nằm ở tận cùng của các chi, nếu máu trong cơ thể không lưu thông thuận lợi, các ngón tay sẽ bị ảnh hưởng.
Nhiều tổn thương ở phổi có thể gây ra triệu chứng dày ngón tay, gọi là "ngón tay dùi trống" , đồng thời móng tay sẽ chuyển sang màu đen và xuất hiện các đường hoặc đốm dọc màu đen. Tình trạng này cũng cần được chú ý.
1 hôi
Hôi miệng
Nhiều bệnh về phổi có thể gây ra các triệu chứng hôi miệng như viêm phổi, áp xe phổi, ung thư phổi,... Những mùi hôi này là do chất nhầy tích tụ trong phổi, vì vậy khi xuất hiện ra triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để khám sức khỏe kịp thời.
Điều đáng nói là bản thân người hút thuốc cũng bị hôi miệng, nhưng nếu tình trạng hôi miệng nặng hơn trong thời gian dài thì cần cảnh giác với bệnh phổi.
Bệnh ung thư phổi vô cùng nguy hại, thay vì chữa trị sau khi phát bệnh, tốt hơn hết bạn nên phòng ngừa trước.
Vì vậy, làm thế nào để ngăn ngừa ung thư phổi trong cuộc sống?
1. Bỏ thuốc lá kịp thời
Hút thuốc lá là "thủ phạm" gây ung thư phổi. Thuốc lá chứa các hydrocacbon thơm đa vòng, nitrosamine và các chất gây ung thư khác. Nếu số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày lên tới 20 điếu và hút liên tục trên 20 năm, nguy cơ tử vong do ung thư phổi sẽ tăng 20 lần.
Những thành viên trong gia đình sống chung với người hút thuốc lá cũng dễ bị ung thư phổi hơn những người bình thường do hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài. Vì vậy, cần từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh .
2. Tránh xa môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm cũng có thể gây ra ung thư phổi, vì vậy, muốn phòng ngừa ung thư phổi, bạn nên bắt đầu từ việc bảo vệ môi trường, chẳng hạn như lựa chọn vật liệu trang trí thân thiện với môi trường, giảm ra ngoài trong những ngày có khói mù, thực hiện các biện pháp bảo vệ trong môi trường ô nhiễm không khí nặng và giữ bản thân tránh xa những yếu tố không mong muốn này càng nhiều càng tốt.
3. Khám sức khỏe hàng năm
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, người hút thuốc lá… đều thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi, những người này nên đến bệnh viện kiểm tra CT phổi hàng năm sau tuổi 50, giúp phát hiện sớm các tổn thương và điều trị sớm. Ngoài ra, nếu bị ho không rõ nguyên nhân, ho ra máu và các triệu chứng khác, bạn cũng nên đi khám kịp thời.
Ung thư phổi cũng giống như các bệnh ung thư khác, càng phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Vì vậy, khi có hiện tượng "2 đen, 1 mùi" kể trên, người bệnh nên cảnh giác xem có bệnh gì ở phổi không, đi khám để điều trị kịp thời, tránh làm bệnh nặng thêm.
Tất nhiên, việc phòng ngừa ung thư phổi càng quan trọng hơn, hãy tránh xa các tác nhân có hại như hút thuốc lá, không khí ô nhiễm trong cuộc sống, đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để giúp phổi khỏe mạnh và tránh xa ung thư phổi.
Nguồn: QQ