Nạp 6000 ký sinh trùng chỉ sau một lần cắn khi ăn 4 loại thực phẩm này, thích đến mấy cũng cần ăn ít lại

Mỹ Diệu | 01-04-2024 - 13:53 PM

(Tổ Quốc) - Không muốn cả cơ thể mình bị "xâm chiếm" bởi ký sinh trùng thì bạn nên kiêng rè những loại thực phẩm này.

Cô Lưu 29 tuổi, người Quảng Đông (Trung Quốc), là người yêu thích ăn uống nên không lòng khước từ trước những món ăn yêu thích. Cô thường thích ăn hạt dẻ nước, mỗi lần ăn phải hết cả một túi mới thỏa cơn thèm.

Hai tháng trước, cô bắt đầu bị đau bụng trên, nhiều khi đau đến mức gây mất ngủ. Ban đầu, cô Lưu không để tâm, mãi đến khi cơn đau bụng ngày càng trầm trọng, cô mới vội vã đến bệnh viện cùng chồng để khám thì kết quả được chẩn đoán có u nhú trong gan và khối u ống mật.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện có loại ký sinh trùng tên là Fasciolopsis buski trong ống mật trong của cô, chính nó đã khiến cô đau bụng liên tục và ngủ không ngon giấc.

Cô Lưu không hiểu, hạt dẻ nước là một loại rau củ, làm sao có thể chứa ký sinh trùng?

Fasciolopsis buski là một loại giun dẹp sống ở người và một số động vật.

Các loại thực phẩm như hạt dẻ nước, củ sen, thân lúa rừng… nếu không được nấu chín hoàn toàn hoặc ăn sống quá mức có thể trở thành con đường để Fasciolopsis buski xâm nhập vào cơ thể con người. Nó có thể gây chảy máu và loét đường ruột, cũng như đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

4 thực phẩm có nguy cơ cao gây nhiễm ký sinh trùng

1. Các loại thịt đỏ ăn tái, sống

Nhiều người thích thưởng thức các loại thịt đỏ được chế biến sơ qua, để ăn tái hoặc sống như bít tết, thịt bò tái chanh... vì cảm giác tươi ngon, ngọt thịt đặc trưng nhưng chính những món ăn này cũng là nơi dễ dàng để ký sinh trùng cư trú.

photo-1

Thịt bò, thịt lợn hay các loại thịt đỏ nói chung chưa nấu chín thường chứa Taenia saginata (sán dây bò) và Taenia solium (sán dải lợn), chúng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, sau khi ở trong cơ thể 2-3 tháng, chúng có thể trưởng thành dài vài mét, thậm chí hàng chục mét, vươn tới não, xuống dưới đến hậu môn, và di chuyển tự do trong cơ thể con người.

2. Hải sản sống, ngâm tương...

Hải sản có thể được chế biến tạo thành nhiều món ngon, một trong số đó là ăn sống như sushi, sashimi... hay ngâm tương - những cách ăn để giúp thực khách cảm nhận được hương vị tươi ngon, nguyên bản nhất của hản sản.

photo-1

Tuy nhiên, một mối lo ngại mà chúng ta phải quan tâm là ký sinh trùng từ các món ngon này. Paragonimzheim, một loại ký sinh trùng thường sống ở cua, tôm nước ngọt, sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ di chuyển khắp da, phổi, gan và các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các triệu chứng như ho, đau ngực, đau bụng, nếu vô tình xâm nhập vào não, có thể gây động kinh, tê liệt… và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Các loại ốc, động vật có vỏ

Các động vật có vỏ như nghêu, sò, hến... đặc biệt là ốc, chứa một lượng lớn giun ký sinh (sán lá gan, sán lá phổi...), số lượng lớn không có nghĩa chỉ là hàng chục mà là hàng trăm, thậm chí hàng nghìn. Đặc biệt nguy hiểm là ấu trùng giun tròn ống Angiostrongylus cantonensis. Trong 1 con ốc có thể lên tới hơn 3.000-6000 con ký sinh trùng này.

[EDIT] photo-1

Tuy nhiên, ốc rất khó nấu chín hoàn toàn nếu giữ nguyên phần vỏ, dù xào hay rửa sạch cũng khó loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng. Điều đáng lo là các loại ký sinh trùng trong ốc chủ yếu tấn công vào các cơ quan quan trọng trong cơ thể con người như gan, phổi... thậm chí là hệ thần kinh trung ương nên nhiễm trùng có thể gây đau đầu dữ dội, cứng cổ và trong một số trường hợp nặng sẽ dẫn đến viêm màng não và tê liệt.

4. Rau sống

Rau khi ăn sống cũng khiến chúng ta rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng chứa rất nhiều ấu trùng có hại, nhất là sán lá gan lớn. Chúng thường xuất hiện ở tất cả các loại rau, tuy nhiên sẽ nhiều hơn ở các loại rau trồng thủy sinh so với rau trên cạn. Nếu môi trường trồng bị ô nhiễm thì lượng ký sinh trùng và nguy cơ lây nhiễm khi ăn phải sẽ càng tăng cao.

Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.

Vì vậy đặc biệt chú ý khi trồng, sơ chế và ăn các loại rau sống. Dù các loại rau phổ biến như xà lách, cải cúc, rau má… hay các loại rau thủy sinh có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nhất như rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước…

Để tránh bị nhiễm ký sinh trùng, chúng ta nên:

- Ăn chín uống sôi: Nấu chín kỹ thức ăn có thể tiêu diệt ký sinh trùng một cách hiệu quả và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Chú ý vệ sinh thực phẩm: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn nước chưa qua xử lý và thực phẩm sống.

- Rửa sạch trái cây và rau quả cẩn thận: Sau khi mua trái cây và rau quả, hãy rửa chúng cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt và các ký sinh trùng có thể có.

- Chọn nguyên liệu đáng tin cậy: Mua nguyên liệu tươi, không bị nhiễm bẩn và chú ý đến nguồn gốc cũng như chất lượng của thực phẩm.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM