Trong bài viết có tựa đề "Как Россия может развалить коалицию НАТО в Черном море" tạm dịch "Làm thế nào Nga có thể tiêu diệt liên minh NATO ở Biển Đen", chuyên gia quân sự người Nga Sergey Marzhetsky cho rằng Moscow hoàn toàn có thể "đập tan" liên quân NATO trên Biển Đen mà không cần dùng đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cũng theo Marzhetsky, Nga đã đánh mất đi vị thế lực lượng hải quân số một ở Biển Đen, bởi bán đảo Crimea không còn thuộc về Moscow sau khi Liên Xô tan rã. Ở một số thời điểm một hạm đội tàu của Thổ Nhĩ Kỳ còn mạnh hơn gấp nhiều lần so với Hạm đội Biển Đen.
Tuy nhiên, mọi chuyện dần thay đổi khi Crimea quay trở lại với nước Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine (2014). Dĩ nhiên, Moscow cũng dần tìm lại được chỗ đứng của họ ở Biển Đen điều phương Tây hay Mỹ không hề mong muốn.
Tàu khu trụcUSS Carney (DDG-64) tiến vào Biển Đen để tham gia một cuộc tập chung với các nước đồng minh trong khu vực. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Chính vì lý do này mà các nhà phân tích phương Tây đang tính toán lại các kịch bản cho một trận "hải chiến" có thể xảy ra trên Biển Đen trong tương lai gần. Thậm chí Viện Nghiên cứu Chính sách của Chính phủ Mỹ (RAND) có tiến hành thực hiện các trận đánh mô phỏng để đánh giá thực lực của các bên khi xung đột nổ ra.
Theo truyền thông phương Tây, Mỹ luôn tính đến việc xây dựng một liên minh quốc tế ở Biển Đen nhằm giúp đỡ Washington đối phó với người Nga khi cần thiết. Về cơ bản Mỹ đã có sẵn những lựa khá tốt cho liên minh này gồm các nước thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania cũng với đó là các nước đối tác của NATO như Ukraine và Gruzia.
Dù vậy, theo đánh giá của RAND, Mỹ khó có thể tạo ra một liên minh quân sự vững chắc ở Biển Đen. Trên thực tế, cả Ukraine và Gruzia đều sở hữu lực lượng hải quân khá nghèo nàn, họ khó có thể xây dựng được một hạm đội đủ mạnh để đối phó với Nga trong 5 năm tới. Tình hình của Bulgaria và Romania cũng không tốt hơn là mấy.
Thế lực duy nhất ở Biển Đen mà Mỹ có thể trông chờ vào là Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara sở hữu một lực lượng hải quân khá mạnh trong khu vực với 4 khinh hạm lớp Yavuz, 4 khinh hạm lớp Barbaross, 8 khinh hạm lớp G (trước đây của Mỹ), 6 tàu hộ tống URO và 4 tàu hộ tống lớp Milgem tự đóng.
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu một lực lượng tàu ngầm khá mạnh gồm sáu tàu ngầm tấn công lớp Atylai, bốn tàu ngầm lớp Prevese và bốn tàu ngầm lớp Gyur.
Tiềm lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể thấy rõ qua cách họ can thiệp vào các cuộc xung đột như Syria, Libya cho đến tranh chấp lãnh hải ở phía Đông Địa Trung Hải. Do đó, nếu Mỹ muốn thành lập một liên minh quân sự ở Biển Đen thì họ phải kéo bằng được Ankara tham gia.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của RAND cũng chỉ ra nguy cơ Nga đập tan liên minh quân sự của Mỹ ở Biển Đen mà không cần đụng tới binh đao. Cụ thể, Moscow hoàn toàn có thể "mua chuộc" Thổ Nhĩ Kỳ tránh xa liên minh trên bằng các thỏa thuận hợp tác hay nhượng bộ ở các điểm nóng như Syria và Nagorno-Karabakh.
Đối với Bulgaria, Nga có thể giảm giá khí đốt cho Sofia để họ giữ lập trường trung lập. Trường hợp của Ukraine và Gruzia, Mosocw chỉ cần gia tăng sức ép về mặt quân sự lên hai quốc gia này thông qua các khu vực như Abkhazia, Bắc Ossetia và eo biển Kerch.
Tựu chung lại RAND khuyến cáo các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ không nền mạo hiểm tìm kiếm một cuộc chiến với Nga trên Biển Đen, bởi Moscow có thể dễ dàng tiêu diệt liên minh mà Washington kỳ vọng thông bằng các biện pháp phi quân sự hơn là đối đầu quân sự trực tiếp.
Nga phóng thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh