Muốn ghi điểm 100% với nhà tuyển dụng hướng ngoại, không thể bỏ qua bí kíp giao tiếp sau

Thảo Nguyên | 03-03-2020 - 09:00 AM

(Tổ Quốc) - Người có tính cách hướng ngoại, nói đơn giản đều coi "thế giới bên ngoài" là suy nghĩ trung tâm.

Quan niệm giao tiếp xã hội của người hướng ngoại

Quan niệm giao tiếp xã hội của người hướng ngoại và người hướng nội có những đặc trưng cụ thể nào, khi thực hiện đọc nguội nên phân biệt ra sao? Trước tiên, chúng ta hãy bắt đầu từ người hướng ngoại.

Người có tính cách hướng ngoại, nói đơn giản đều coi "thế giới bên ngoài" là suy nghĩ trung tâm. Hay nói cách khác, ánh mắt của họ luôn hướng về thế giới bên ngoài, quan tâm những sự vật, sự việc xung quanh, đồng thời họ cũng rất dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Những người như vậy thích giao tiếp, do đó, họ thường là những nhân vật nổi trội trong hoạt động giao tiếp. Đối với bạn bè không phân biệt thân sơ, xa gần, khi giao tiếp, họ có thể tự tạo được giá trị và sự tự hào về bản thân.

Tôi là người không thể tách rời bạn bè, có bọn họ, tôi sẽ có động lực sống và sẵn sàng làm tất cả mọi việc (Người hướng ngoại tự nói về bản thân).

Ngoài ra, trong trường hợp hội đàm thương mại, người hướng ngoại có tư duy năng động, phản ứng nhanh nhạy, giàu trí sáng tạo. Bọn họ sẽ không để buổi hội đàm trở nên tẻ nhạt, mà dám ăn to nói lớn, hơn nữa còn phụ họa thêm bằng nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Trong công việc, người hướng ngoại giỏi làm việc theo nhóm.

Nếu có một loại giường, vừa có thể làm giường đơn, lại có thể làm giường đôi thì tốt biết mấy. Có lẽ thật sự có thể làm như vậy đấy nhỉ, chúng ta thử xem sao. (Người hướng ngoại nghĩ trong đầu).

Bất cứ sự vật nào cũng có tính hai mặt, vì vậy, người hướng ngoại cũng có khuyết điểm. Họ mau mồm mau miệng, đôi khi khiến người đối diện có cảm giác bị "cướp lời;" họ là tiêu điểm trong bất kỳ tình huống nào, vì vậy đôi khi sẽ phô trương quá mức; họ xử lý công việc nhanh nhưng lại có chút không hoàn hảo và cẩu thả.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ:

Nam: "Tớ hỏi cậu nhé, cậu thích những nơi nhộn nhịp hay muốn yên tĩnh một mình?"

Nữ: "Tớ thích bầu không khí nhộn nhịp vây quanh, sao vậy, cậu muốn làm trắc nghiệm à?"

Nam: "Vậy cậu sẽ thích tham gia một số hoạt động đông người, nhưng cũng vì lý do này, đôi khi nói chuyện cậu cũng đắc tội người khác."

Nữ: "Uhm, tớ thích chơi với bạn bè, nhưng có một số người cứ né tránh, vì vậy, tớ tự nhắc nhở bản thân đừng tham gia nữa. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ?"

Nam: "Vì cậu quá thẳng thắn. Hay nói cách khác, cá tính của bạn thiên về hướng ngoại, có gì nói đấy, cũng thường lỡ miệng,khiến người khác hiểu lầm.Tớ cảm thấy chỉ cần chú ý một chút, bạn bè sẽ ngày càng thích cậu."

Muốn ghi điểm 100% với nhà tuyển dụng hướng ngoại, không thể bỏ qua bí kíp giao tiếp sau - Ảnh 1.

Phương pháp giao tiếp với người hướng ngoại

Người hướng ngoại coi "thế giới bên ngoài" là trọng tâm, vì vậy, trong những tình huống thông thường, chỉ cần bạn lên tiếng nhờ, người ta sẽ đồng ý giúp đỡ. Điều này cũng khiến người hướng ngoại không mấy bận tâm tới "tiếng lòng" mình, thường khiến người khác có cảm giác qua loa, đại khái, rất lạc quan, kiên cường. Thực ra, trong lòng họ cũng tồn tại sự yếu đuối, khi phải đưa ra quyết định quan trọng hoặc áp lực quá lớn, có thể họ sẽ bị đánh gục.

Vì trong suy nghĩ của người hướng ngoại đã có một phương diện như vậy nên khi giao tiếp với họ, phương pháp tốt nhất là dùng tình cảm lay động trái tim, thông qua việc thổ lộ tình cảm để có tiếng nói chung. Ví dụ nói "vì có cậu ở đây, cuộc sống của mọi người mới đa dạng, nhiều màu sắc như vậy, mọi người đều rất biết ơn cậu"... như vậy, anh ấy/cô ấy sẽ cảm thấy rất mãn nguyện, cũng sẵn sàng giúp bạn làm bất cứ chuyện gì.

Khi trò chuyện với người hướng ngoại, một số chủ đề trò chuyện chiếu lệ sau đây có thể phát huy tác dụng tích cực:

"Cậu có khả năng hành động tốt, sự việc chẳng qua bị người khác thổi phồng về mức độ khó khăn, thà hành động trước còn hơn ngồi suy nghĩ đắn đo."

"Trong mọi trường hợp, cậu đều được người khác yêu thích, cho dù là người mới gặp mặt lần đầu cũng có thể nhanh chóng kết thân với cậu."

"Cãi nhau với bạn bè hoặc người khác cũng chỉ là chuyện nhỏ, cơn giận dữ của cậu sẽ nhanh chóng tan đi, chắc chắn cậu vẫn là chính mình – cởi mở và vui vẻ."

"Trong công việc, dù quan hệ tốt với nhiều người, cậu vẫn gặp phải thành phần khó sống, người đó bụng dạ hẹp hòi, hay so bì với cậu kể cả chuyện cỏn con."

"Khi gặp chuyện rắc rối,cậu thường tìm người bàn bạc, thu thập một số thông tin bên ngoài, hơn nữa, cậu luôn nhanh chóng tìm được người có thể giúp mình đưa ra nhiều sáng kiến hay."

Đó đều là những chủ đề trò chuyện chiếu lệ có thể áp dụng với người hướng ngoại. Khi cần, bạn có thể dùng thử xem sao.

"Hồi bé, cậu từng bị thương nặng phải không?"

"Uhm, tớ bị gãy chân trái khi còn học lớp ba."

"Ồ, vậy sao? Khó chịu lắm phải không?"

"Đúng, khi mới tập đi trở lại vô cùng khó chịu. Sau đó, căn bệnh viêm mũi khi học cấp hai lại khiến khả năng nghe của tai trái bị giảm đi."

"Tớ rất khâm phục cậu. Nhiều người khi đối mặt với khó khăn, thử thách như vậy đều sa sút ý chí, cảm thấy tự ti. Tớ thấy cậu rất lạc quan, là tuýp người ai nấy đều yêu thích, dù là người mới gặp mặt lần đầu cũng có thể thân thiết với cậu."

"Tớ cũng có cảm giác như vậy, vì tớ chấp nhận sự thật, thản nhiên bỏ qua những chuyện không may mắn, nên không có gánh nặng. Dĩ nhiên, tớ thích tụ tập rôm rả với bạn bè rồi."

Người hướng ngoại coi trọng mối liên hệ tình cảm trong giao tiếp xã hội, hy vọng giữa con người với con người có hàng ngàn hàng vạn nguyên tố tình cảm. Nếu cần soạn thảo một bức thư hẹn gặp mặt gửi đối phương, chúng ta hãy mào đầu bằng một số câu thăm hỏi chân tình, sau cùng mới đề cập tới vấn đề trọng tâm, tức thể hiện rõ mục đích viết thư.

 Làm như vậy mới khiến đối phương cảm thấy đó là một bức thư dạt dào tình cảm, ngoài ra, sử dụng biểu tượng cảm xúc hoặc chữ viết nhiều màu sắc, hoặc thêm vào một số từ ngữ mang sắc thái tình cảm như "tim đập thình thịch" "tốt quá" "vui quá" hiệu quả sẽ tốt hơn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM