Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout hoặc thống phong) là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản.
Bệnh nhân mắc bệnh gút thường bị sưng, đau khớp cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh gút ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh gút là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc để hạ nồng độ axit uric trong máu. Chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị.
Muốn đề phòng và cải thiện bệnh gút, chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên thay đổi thực đơn hàng ngày một cách hợp lý và khoa học. Ảnh: Aboluowang
Bác sĩ nhắc nhở mọi người: Bệnh gút không thể tách rời thói quen ăn uống. Do đó, ăn ít ba loại thực phẩm này, bệnh gút "sợ hãi mà tránh xa".
3 loại thực phẩm kích hoạt bệnh gút
1. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen và là loại thực phẩm nhiều người yêu thích. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nội tạng lại là "liều thuốc độc" đối với người bị bệnh gout. Bởi vì thực phẩm này có chứa purin cực cao. Đây chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn. Ngoài ra, lượng axit béo no dồi dào trong nội tạng động vật sẽ kháng lại insulin, không có lợi cho quá trình đào thải axit uric.
2. Hải sản
Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn. Ảnh: Aboluowang
Hải sản rất bổ dưỡng nhưng một số loại hải sản như tôm, sò, cá mòi, cá cơm có chứa hàm lượng purin cao nên không phù hợp với người bệnh gút. Sau khi hải sản trải qua một loạt quá trình chuyển hóa và hấp thụ trong cơ thể con người, hàm lượng axit uric trong máu của người bệnh có thể tang cao. Axit uric khó đào thải, bị lắng đọng và tích tụ trong cơ thể sẽ không chỉ tạo gánh nặng cho thận mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cho người bệnh. Vì vậy, tốt nhất người bệnh gút nên ăn ít hải sản.
3. Nấm hương
Nhiều bệnh nhân gút biết trong thịt có nhiều purin nên không dám ăn nhiều, nhưng lại quá "nhẹ dạ" vào thực phẩm chay, đặc biệt là nấm hương. Trên thực tế, nấm hương có chứa nhiều adenine. Do đó dù xào hay nấu, hàm lượng axit uric có trong nấm cũng tăng cao, khiến axit uric trong máu kết tủa, đọng lại ở các khớp. Chính vì vậy, người bệnh gút nên tránh xa nấm hương để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
Để giảm axit uric trong cơ thể, hãy bổ sung 3 loại thực phẩm xanh này vào chế độ ăn hằng ngày
Bệnh gút nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định. Ảnh: Aboluowang
1. Rau cải cúc
Rau cải cúc là một loại rau xanh thông dụng, chứa nhiều kali, thường xuyên ăn rau cải cúc có thể ổn định huyết áp và cực kỳ có lợi cho cơ thể. Đồng thời, thực phẩm này còn có chức năng điều hòa nội tiết; đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đào thải axit uric ra ngoài; và làm thuyên giảm tình trạng bệnh của bệnh nhân gút.
2. Rau muống
Rau muống cũng là một loại rau tốt cho sức khỏe. Rau muống chứa nhiều chất xơ, ăn thường xuyên có thể làm dịu chứng táo bón và tăng cường bài tiết. Quan trọng hơn, rau muống là thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hòa lượng axit trong cơ thể, giảm sự hình thành các tinh thể axit uric, giúp chúng ta tránh xa bệnh gút.
3. Quả anh đào
Anh đào chứa nhiều anthocyanins và các nguyên tố khoáng vi lượng khác. Ăn anh đào thường xuyên có thể đạt được tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và hạ axit uric. Ngoài ra, anh đào còn có tác dụng chống viêm nhiễm và làm thuyên giảm bệnh gút.
Lưu ý: Để đề phòng và cải thiện tình trạng bệnh, mọi người nên uống nước thường xuyên. Nước là nguồn gốc của sự sống. Khoảng 2/3 lượng axit uric được đào thải qua đường tiểu tiện mỗi ngày. Vì vậy, muốn đào thải axit uric ra ngoài thì bạn phải duy trì lượng nước trong cơ thể. Bác sĩ nhắc đào: "Hãy nạp đủ cho cơ thể 2 – 2.5l nước mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas. Khi uống nước phải tuân thủ nguyên tắc uống ít, nhiều lần, không nên uống nhiều nước một lúc khi khát, không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể bị say nước."
Nạp đủ cho cơ thể 2 – 2.5l nước mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas. Ảnh: Internet
Gout là một bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn không may bị bệnh gout, ngoài việc tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ để uống thuốc đúng giờ, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Hạn chế ăn nội tạng động vật, hải sản, nấm và các loại thực phẩm có nhiều purin. Đồng thời, chú ý ăn nhiều rau cải cúc, rau muống, anh đào và các loại rau củ quả tươi khác, bổ sung nước kịp thời để tốt hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần và giảm các cơn đau do bệnh gút gây ra.
Theo Aboluowang