Đục thủy tinh thể và các dấu hiệu nhận biết
Thủy tinh thể đóng vai trò như một thấu kính trong suốt, giúp các tia sáng hội tụ tại đúng vị trí võng mạc; từ đó giúp mắt nhận thấy hình ảnh rõ ràng. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng khó đi qua khiến cho người bệnh bị suy giảm thị lực, không nhìn rõ vật dẫn đến tình trạng mù lòa. Hàng năm có thêm khoảng 20 triệu người mất thị lực vĩnh viễn do đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể không gây đau đớn và quá trình tiến triển của bệnh diễn ra khá chậm, khiến cho bệnh nhân không dễ dàng nhận ra ở giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nặng, một trong những dấu hiệu đầu tiên là nhìn mọi vật thấy mờ, mỏi mắt, lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng,...
Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể
Nguyên nhân nguyên phát:
• Do quá trình lão hóa của tuổi già;
• Do bẩm sinh liên quan đến yếu tố di truyền;
Nguyên nhân thứ phát:
• Do tai nạn, chấn thương;
• Biến chứng của các bệnh lý mãn tính (tiểu đường, cao huyết áp, béo phì);
• Cận thị thoái hóa, mắc các bệnh khác ở mắt nhưng không chữa trị đúng cách, sử dụng thuốc có chứa corticoid gây tác dụng phụ cho mắt;
• Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ mặt trời, tia X, tia chớp, tia hàn,...
Mức độ đáng báo động của bệnh đục thủy tinh thể
Theo thống kê của WHO năm 2019, có ít nhất 2.2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết (bao gồm 94 triệu ca đục thủy tinh thể đang có xu hướng trẻ hóa). Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, 93 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ có nguy cơ mất thị lực nghiêm trọng do đục thủy tinh thể, song chỉ có một nửa trong số đó đến gặp bác sĩ. Người ta ước tính rằng hơn bảy triệu người sẽ bị mù mỗi năm. Trên thế giới, gần 30 triệu người bị mù do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, bệnh đục thủy tinh thể đang có xu hướng trẻ hóa với tỉ lệ người trẻ chiếm 30% tổng số bệnh nhân.
Với lối sống không lành mạnh: sử dụng chất kích thích, hút thuốc, chế độ ăn uống không đủ chất, sử dụng thiết bị điện tử không kiểm soát, không có những phương pháp bảo vệ mắt... cùng với những yếu tố khách quan như môi trường ô nhiễm thì đục thủy tinh thể ngày càng trẻ hóa, gây nguy cơ mù lòa cho giới trẻ.
Nên làm gì khi có những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể
Khi nhận thấy những dấu hiệu mờ mắt, lóa mắt,… ta nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Hiện nay, phẫu thuật đục thủy tinh thể chính là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi thị lực hoàn toàn. Phương pháp phẫu thuật mới hiện nay được các bệnh nhân và bác sĩ nhãn khoa trên thế giới đánh giá cao chính là FLACs.
FLACs là phương pháp sử dụng Femtosecond laser nhằm hỗ trợ các bước phẫu thuật Phaco, thay thế nhu cầu sử dụng dao mổ trong phẫu thuật bằng cách cao cấp hơn. Đây là phương pháp được giới thiệu vào năm 2010, được đánh giá mang lại độ chính xác, hiệu quả phẫu thuật và độ an toàn cực cao, giảm thiểu được tỷ lệ xuất hiện bọt bong bóng hay loạn thị sau mổ, giảm biến chứng sau phẫu thuật.
FLACs là phương pháp được ứng dụng bởi hệ thống phẫu thuật FEMTO LDV Z8 của thương hiệu Ziemer. Đây là hệ thống được giới chuyên môn đánh giá cao, có khả năng "ứng dụng mới" trong phẫu thuật đục thủy tinh thể FLACs - giúp nâng tầm phẫu thuật Phaco theo cách cao cấp và an toàn hơn.
Vào ngày 8/6/2022 tới, "Họp báo Ziemer - Đột phá mới - Ứng dụng mới", với sự tham gia của Tập đoàn ZIEMER, Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Việt Can cùng các bệnh viện như: Bệnh Viện Mắt Sài Gòn, Bệnh Viện Mắt Quốc tế Việt Nga, Bệnh Viện Đông Đô, Bệnh Viện Mắt Hồng Sơn và Bệnh Viện FV sẽ đánh dấu bước chuyển giao công nghệ phẫu thuật đục thủy tinh thể FLACs, mở ra xu hướng mới của phẫu thuật Cataract cho ngành Nhãn Khoa Việt Nam.
CÔNG TY CỔ PHẦN TM & DV VIỆT CAN
Văn phòng Hồ Chí Minh Tầng 5, 781/C1 Lê Hồng Phong, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: ( 84) 28 6290 8200 – Fax: ( 84) 28 6290 8230 Văn phòng Hà Nội Tầng 4, 110 Bà Triệu, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: ( 84) 24 6261 1511 – Fax: ( 84) 24 6261 1311 |