Lão Trương và vợ sống tại Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Cả hai vợ chồng ông không biết chữ nhưng đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm, chắt chiu từng đồng để mong dành thêm tiền cho con trai lấy vợ.
Cách đây một tháng, vợ của Lão Trương đột nhiên bị tiêu chảy, chướng bụng và buồn nôn. Lúc đầu nghĩ mình ăn phải thứ gì đó nên bà không quan tâm. Nhưng sau đó, cơn đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được, Lão Trương đã đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Tại bệnh viện, bác sĩ nói vợ ông bị ung thư gan và đã chuyển sang giai đoạn cuối. Điều này như sét đánh ngang tai, cả hai vợ chồng Lão Trương đều không thể tin tại sao lại là giai đoạn cuối của ung thư gan trong khi bà Trương không rượu chè, thuốc lá, sống siêng năng, không mắc bệnh mãn tính...
Để hiểu rõ hơn, Lão Trương đã cẩn thận hỏi lại bác sĩ. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ tình hình, Lão Trương cũng tiến hành kiểm tra bệnh gan theo lời khuyên của bác sĩ, thì phát hiện ra mình cũng đang ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư gan. Và thủ phạm gây ra căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của hai vợ chồng hóa ra là do Đôi đũa trong nhà bếp!
Đũa mốc - thủ phạm gây bệnh gan
Đũa của nhiều gia đình hầu hết đều được làm bằng gỗ, đũa ở nhà Lão Trương cũng không ngoại lệ. Hai vợ chồng ông làm công trường quanh năm nên đôi đũa họ thường dùng cũng không được rửa thường xuyên, một vài đôi đũa thậm chí đã sử dụng vài năm mà chưa thay, có mốc bám trên đũa. Bác sĩ cho biết, trên những chiếc đĩa mốc này có chất aflatoxin - một chất được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 - là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người. Sử dụng những chiếc đũa mốc trong nhiều năm hoàn toàn có thể gây tổn thương và dẫn tới ung thư gan.
Ngoài đũa mốc, 3 loại thực phẩm này cũng gây hại cho gan:
1. Thức ăn thừa
Nhiều người có thói quen tiết kiệm đến mức luôn giữ lại thức ăn thừa để dành cho bữa sau. Những món ăn này thậm chí được để từ ngày này sang ngày khác. Thực tế, đây là thói quen rất không có lợi cho sức khỏe. Thức ăn thừa tích trữ lâu ngày dễ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả aflatoxin. Nếu thường xuyên ăn những thức ăn thừa để lâu ngày như vậy sẽ dễ dẫn đến mắc bệnh gan.
2. Hoa quả thối
Với một số loại trái cây không bị hỏng nặng, nhiều người thích cắt bỏ phần bị hỏng rồi tiếp tục ăn, nhưng thực tế, ngay từ đầu trái thối, vi khuẩn tiếp tục lây lan với tốc độ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, một khi những trái cây bị thối sẽ chuyển sang bị mốc. Lúc này aflatoxin sẽ được sản sinh, không chỉ gây hại cho gan mà còn dễ gây ngộ độc cho người ăn.
3. Mộc nhĩ ngâm lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người thích ngâm mộc nhĩ trước một ngày. Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Khi bị bệnh gan ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ có một số biểu hiện khó chịu, nếu phát hiện kịp thời thì có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn!
Vì vậy, khi cơ thể có 4 biểu hiện khó chịu này cần đi khám ngay:
1. Hôi miệng nặng hơn
Nếu bình thường bạn không bị hôi miệng nhưng gần đây mới phát hiện mình bị hôi miệng, vệ sinh răng miệng như thế nào cũng không hết hôi miệng thì bạn nên chú ý, có thể do suy gan.
2. Da vàng
Nếu thấy màu da của mình chuyển sang màu vàng và gần đây nước tiểu có màu đục hoặc vàng bất thường thì bạn nên chú ý, đó có thể là do bệnh gan gây ra.
3. Giảm cân
Gan không chỉ là cơ quan giải độc mà còn có nhiệm vụ tiết mật và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, khi gần đây bạn thấy mình bị tiêu chảy thường xuyên, chán ăn, cơ thể gầy gò, mệt mỏi, suy nhược mọi thứ, cơ bắp không hoạt động được thì có thể là do gan bị suy giảm chức năng.
4. Mất ngủ và mơ nhiều
Khi gan không tốt và máu huyết không đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ và mơ nhiều hơn, dễ thức giấc nửa đêm.
Muốn có lá gan tốt, bạn phải hình thành 3 thói quen tốt sau:
1. Không thức khuya
Khi con người ta ngủ vào ban đêm, máu gan hoạt động mạnh và khả năng giải độc mạnh nhất, lúc này gan có thể nhanh chóng giúp cơ thể giải độc, nếu không ngủ vào giai đoạn vàng này sẽ ảnh hưởng đến việc giải độc gan, đồng thời cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất độc khác nhau, không chỉ gây hại cho gan. Cơ thể sẽ bị suy nhược dần dần, vì vậy muốn lá gan khỏe mạnh thì việc ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng.
2. Ăn nhiều thực phẩm bảo vệ gan
Gan thích thức ăn xanh, để dưỡng gan bạn có thể ăn nhiều rau lá xanh, hoa quả có màu xanh. Những thức ăn cay, kích thích, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan và dễ làm tổn thương gan, do đó bạn nên hạn chế ăn.
3. Ăn sáng đầy đủ
Bạn đừng bao giờ bỏ qua việc ăn sáng. Nếu ăn sáng không tốt không chỉ hại dạ dày mà còn ảnh hưởng đến gan, đối với những người gan kém có thể bổ sung nhiều protein chất lượng cao vào bữa sáng để dưỡng gan.
(T/h theo Wang/Aboluong)