Một lượng lớn Bitcoin từ "thời tiền sử" vừa bất ngờ "thức giấc"!

The Cryptonian | 10-04-2022 - 21:55 PM

(Tổ Quốc) - Số Bitcoin này đã được khởi tạo trên blockchain từ năm 2009 và đã nằm yên tại đó hơn 12 năm sau khi bị "đánh thức" gần đây.

Mới đây, cụ thể là vào ngày 7 và 8/4 vừa qua, 250 Bitcoin vốn đã "ngủ yên" từ năm 2009 đã bất ngờ "thức giấc" và di chuyển. Được biết, đây là phần thưởng từ việc giải mã 5 khối (block). Như vậy có thể tính toán được rằng, ở thuở sơ khai của Bitcoin, với mỗi block được giải mã, người tham gia sẽ được trả 50 BTC. Để dễ so sánh, ở thời điểm tháng 4/2022, chúng ta sẽ nhận được 6,25 BTC với mỗi khối được giải mã.

Một lượng lớn Bitcoin từ thời tiền sử vừa bất ngờ thức giấc! - Ảnh 1.

250 Bitcoin vừa thức giấc sau hơn 12 năm ngủ yên

Quay trở lại với số Bitcoin kể trên, với giá Bitcoin hiện tại, 250 BTC sẽ tương đương với khoảng 10,8 triệu USD. Tuy nhiên, điểm làm nhiều người bất ngờ đó chính là "niên đại" của những đồng Bitcoin này. Trong nhiều năm trở lại đây, số lượng tiền mã hoá "cổ" có xu hướng luân chuyển là có xảy ra nhưng hầu hết đều chỉ mới được tạo ra sau năm 2010. Lần cuối cùng người ta ghi nhận các Bitcoin được tạo ra từ năm 2009 được đánh thức là vào ngày 20/5/2020. Hơn nữa, 2009 là năm cuối cùng mà Satoshi Nakamoto, người được biết đến là cha đẻ của Bitcoin, còn hoạt động.

Một lượng lớn Bitcoin từ thời tiền sử vừa bất ngờ thức giấc! - Ảnh 2.

Số Bitcoin kể trên là phần thưởng của việc giải mã 5 khối (block) được liệt kê trong hình

Khác với hệ thống tài chính truyền thống, Bitcoin hoạt động trên blockchain hay còn gọi là chuỗi khối, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể truy xuất dữ liệu giao dịch, do đó, việc một số lượng Bitcoin lớn bỗng được luân chuyển chắc chắn sẽ gây sự chú ý đối với những nhà phân tích dữ liệu. Câu hỏi đặt ra lớn nhất ở đây là, liệu người đánh thức chỗ Bitcoin kia, có phải Satoshi Nakamoto hay không?

Tuy nhiên vẫn không đủ bằng chứng để chứng minh những suy luận trên. Bởi lẽ, vào năm 2009, việc khai thác Bitcoin vẫn tương đối dễ dàng và có thể thực hiện qua các thiết bị cá nhân mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Đến sau năm 2010, người ta mới bắt đầu sử dụng đến nhân xử lý đồ hoạ GPU, sau đó là các vi xử lý FPGA. Mãi đến 2013, các máy đào chuyên dụng dùng vi xử lý ASIC bắt đầu được ưa chuộng và các hệ thống cũ hơn, sử dụng sức mạnh GPU được đưa về để "đào" các loại tiền số thứ cấp, ví dụ như Ethereum (ETH).

Tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM