Mỗi ngày ăn một quả trứng gà luộc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Trứng gà là thực phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình tương tự như dầu ăn, gạo, muối. Như mọi người đã biết, trứng gà chứa nhiều axit amin và protein. Ăn trứng gà mỗi ngày có thể bổ sung axit amin cần thiết cho cơ thể.
Nhiều người có thói quen ăn trứng gà buổi sáng với nhiều cách chế biến khác nhau, người thích trứng gà luộc, người thích trứng gà rán, người lại thích ăn trứng gà luộc nước trà. Dùng nước trà luộc trứng vừa tiện vừa giữ được nguyên vẹn một phần dinh dưỡng trong trứng ở.
Chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát về sự ảnh hưởng của việc mỗi ngày ăn một quả trứng gà đến sức khỏe. Kết luận đưa ra rằng mỗi sáng ăn một quả trứng gà có thể tẩm bổ dinh dưỡng cho phổi. Với người có phổi yếu ớt, các bộ phận trong cơ thể chưa khỏe mạnh, ăn trứng gà giúp xoa dịu các tổn thương đang có.
Ăn trứng gà cũng mang lại cảm giác no lâu, đồng thời bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và protein cho cơ thể.
Nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều trứng gà, tốt nhất mỗi ngày ăn một quả trứng gà luộc. Trứng gà chứa lượng lớn cholesterol, ăn quá nhiều làm lượng cholestetrol trong máu tăng vượt tiêu chuẩn, có hại cho người mắc bệnh máu mỡ cao, đường máu cao và huyết áp cao. Ngoài ra, ăn quá nhiều trứng gà còn làm tăng độ nhớt của máu, ảnh hưởng lưu thông máu, nghiêm trọng sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch, nguy hiểm đến mạng sống.
4 việc cải thiện sức khỏe của phổi
Bên cạnh việc ăn trứng gà luộc để tẩm bổ phổi, 4 việc dưới đây cũng giúp thúc đẩy quá trình thải độc của phổi.
1. Ăn củ mã thầy
Mã thầy là loại thực phẩm dễ gặp, thịt màu trắng, hương vị ngọt thơm. Nó được dùng như hoa quả và rau củ.
Mã thầy chứa nhiều loại khoáng chất như protein, vitamin, canxi, sắt,… giúp nhuận tràng, làm sạch phổi và loại bỏ đờm, thanh nhiệt và thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể.
2. Hít thở sâu để làm sạch phổi
Phổi là cơ quan trao đổi "khí sạch" và "khí bẩn" của cơ thể. Vì vậy, dùng hơi thở để thúc đẩy khả năng bài tiết chất bẩn của phổi là việc rất quan trọng.
Mỗi ngày, chúng ta nên tập hít thở sâu 2-3 lần ở nơi có không khí trong lành để tăng dung tích phổi và giúp việc bài tiết được hiệu quả hơn.
3. Uống nhiều nước
Khi thời tiết hanh khô, chúng ta nhất định phải chú ý uống nhiều nước để gia tăng hiệu quả thải độc của phổi, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Người hút thuốc, người tiếp xúc với bụi lâu ngày hoặc thường xuyên hít phải các chất độc hại càng nên uống nhiều nước để làm sạch chất bẩn trong phổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh.
4. Chú ý môi trường sống
Để bảo vệ phổi, chúng ta còn cần chú ý môi trường sinh sống. Khi thời tiết nhiều sương hoặc bầu không khí ô nhiễm, chúng ta nên đeo khẩu trang và hạn chế ở trong môi trường không trong lành như vậy.
Nếu bạn làm ở môi trường ô nhiễm, công trường thì nên chú ý đến bệnh nghề nghiệp và ho dị ứng do hít phải nhiều bụi. Ngoài việc bảo vệ bản thân trong công việc thường ngày, tránh tiếp xúc bụi bặm, bạn cũng nên đi kiểm tra phổi định kỳ để kịp thời biết và cứu chữa tình hình sức khỏe.
Triệu chứng báo hiệu phổi không khỏe
Vậy nếu không may phổi gặp vấn đề, nó sẽ "cảnh báo" chúng ta qua những dấu hiệu nào?
1. Ho ra máu
Người có phổi không khỏe thường có máu trong đờm, thậm chí ho ra máu. Đây là dấu hiệu của bệnh giãn phế quản, lao phổi hoặc ung thư phổi. Người bệnh sẽ ho ra máu ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nếu phát hiện mình ho ra máu, bạn nhất định phải đi khám bệnh ngay, không được xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu của phổi đã tổn thương.
2. Ngày càng khàn giọng
Nếu bạn bị khàn giọng và tình trạng ngày càng nặng mà kiểm tra tai mũi họng không có biểu hiện bất thường, hoặc phát hiện một bên dây thanh bị liệt thì nên nhanh chóng đi chụp CT phần ngực, để chẩn đoán chính xác bệnh.
Sức khỏe của phổi liên quan trực tiếp đến mạng sống của chúng ta. Hằng ngày, ngoài bổ sung dinh dưỡng để tẩm bổ cho phổi nói riêng và cơ thể nói chung, chúng ta cũng nên tập hít thở sâu, uống nhiều nước và chú ý ở trong môi trường trong lành để thúc đẩy chức năng phổi, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
Theo Aboluowang