Trong 5 - 6 năm trở lại đây, các nền tảng kết nối tài chính bắt đầu "nở rộ". Theo Lender.vn, ước tính tổng số tiền đầu tư vào 10 sàn kết nối tài chính lớn nhất Việt Nam đã lên đến 23,2 triệu USD vào năm 2022. Nhiều chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thích hợp để phát triển các nền tảng kết nối tài chính, ví dụ như sự mở rộng của nền kinh tế, tỷ lệ phủ sóng Internet và thiết bị di động. Vì vậy, trong những năm tới đây, các sàn kết nối tài chính được dự báo sẽ ngày càng mở rộng về quy mô và doanh số.
Nhắc đến sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực kết nối tài chính, không thể không nhắc đến Tima. Hiện tại, Tima đang triển khai dịch vụ kết nối tài chính giữa người đi vay và người cho vay, cung cấp các gói vay tín chấp qua giấy đăng ký xe máy, ô tô với tỷ lệ được duyệt khoản vay lên đến 95%.
Những bước phát triển đầu tiên
Vào giai đoạn 2015 - 2016, sàn kết nối tài chính vẫn còn là một mô hình kinh doanh được rất ít người biết đến tại Việt Nam. Tima trở thành đơn vị tiên phong hỗ trợ khách hàng đăng ký vay trực tuyến, giúp kết nối người đi vay với bên cho vay phù hợp một cách nhanh chóng hơn. Theo đó, khách hàng chỉ cần cung cấp đủ các thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu), hợp đồng lao động và sao kê lương hàng tháng tại ngân hàng qua ứng dụng Tima. Sau đó, Tima sẽ tiến hành thẩm định, kết nối với bên cho vay để đưa ra quyết định giải ngân trong ngày. Trung bình, các khoản vay được giải ngân dao động ở khoảng 5 - 6 triệu đồng.
Số liệu đơn vay thống kê từ sàn kết nối tài chính Tima năm 2016
Tính đến cuối tháng 12/2016, Tima đã kết nối thành công với 967 đơn vị cho vay để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Hệ thống của Tima khi đó có khả năng xử lý tối đa 2.000 đơn vay mỗi ngày, đội ngũ Tima kỳ vọng có thể mở rộng mạng lưới các phòng tư vấn giao dịch trên toàn quốc và kết nối thêm nhiều đơn vị cho vay.
Giai đoạn tăng trưởng đột phá
Kể từ cuối năm 2017, Tima bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ. Chỉ sau hơn 2 năm thành lập, sàn kết nối tài chính Tima đã thu hút được hơn 800.000 khách hàng đăng ký vay. Số đơn vị tham gia cho vay trên Tima đã tăng lên đến 5.000, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Cũng theo thống kê từ Tima, tính đến tháng 12/2017, tổng số vốn được giải ngân thành công là hơn 15 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, con số này đã tăng lên 21.564 tỷ đồng, tương đương mức tăng 43,76% - một mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. Không chỉ vậy, số đơn vay mới mỗi ngày tại Tima cũng tăng gấp đôi (từ 1.000 lên 2.000 đơn) trong giai đoạn 2017 - 2018.
Trong giai đoạn này, Tima cũng đẩy mạnh ký kết hợp tác với nhiều đối tác chiến lược uy tín trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm để mở rộng dịch vụ, thêm hình thức thanh toán cho khách hàng, cũng như đảm bảo sự an toàn khi giao dịch cho các nhà đầu tư và khách vay.
Vững mạnh sau đại dịch
Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Tima vẫn có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và doanh số. Số đơn vay mới tiếp nhận mỗi ngày đã tăng lên 5.000 đơn vào năm 2021 và 5.500 đơn vào tháng 11/2022, tăng gấp 2,5 lần so với trung bình năm 2018. Ấn tượng hơn, tổng số đơn vay lũy kế trên sàn kết nối tài chính Tima cho đến giữa tháng 11/2022 là 17.722.593 đơn, tăng gấp 13 lần so với tháng 3/2018. Đây chính là minh chứng cho sự phát triển nhảy vọt của Tima trong thời gian gần đây.
Số liệu đơn vay thống kê từ sàn kết nối tài chính Tima năm 2022
Ước tính trong 7 năm hoạt động trên thị trường, sàn kết nối tài chính Tima đã phục vụ tổng cộng 9,8 triệu khách hàng, kết nối và giải ngân thành công gần 110 nghìn tỷ đồng. So với con số 15 nghìn tỷ đồng đầy "khiêm tốn" của năm đầu hoạt động, quy mô giải ngân của Tima vào năm 2022 đã tăng gấp 7 lần. Số lượng nhân sự của Tima cũng đã nhanh chóng tăng lên con số 500 để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Sau 7 năm hoạt động, Tima đã sở hữu đội ngũ 500 nhân sự
Cùng với xu thế phát triển của lĩnh vực kết nối tài chính tại Việt Nam và trên thế giới, Tima kỳ vọng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn, bứt phá hơn trong năm 2022 và những năm tiếp theo.