Giấc ngủ là quá trình để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu cơ thể không được trải qua quá trình này đầy đủ, đều đặn mỗi ngày thì sẽ dẫn đến một số mầm bệnh trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng làm giảm một số chức năng của cơ thể.
Do đó, mất ngủ lâu năm tồn tại những hậu họa nguy hiểm khôn lường. Đặc biệt là có thể dẫn tới 5 mối nguy lớn sau đây.
Mất ngủ dài hạn gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Thiếu ngủ có những nguy hại nhất định đối với sức khỏe bộ não của chúng ta. Theo thống kê y học, người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer kéo dài tới 4 năm cao hơn khoảng 25% so với người già bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu là do khi cơ thể ở vào trạng thái thiếu ngủ, não sẽ đẩy nhanh quá trình lắng đọng protein amyloid, một chất rất độc hại đối với tế bào thần kinh. Theo thời gian, hệ thống thần kinh bị tổn hại nên dễ mắc bệnh Alzheimer hơn.
Khó ngủ, mất ngủ kéo dài gây ra suy kiệt cơ thể. Ảnh: Internet
Cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư
Cơ thể có khả năng miễn dịch cao sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu ngủ trong thời gian dài thì số lượng tế bào T trong cơ thể sẽ không đủ. Đây là nhân tố cốt lõi của hệ thống miễn dịch, có thể loại bỏ các tế bào ung thư và chống lại các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài.
Các tế bào phát triển và trưởng thành bình thường trong khi ngủ. Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ làm giảm tế bào T, gây suy giảm khả năng miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ ung thư.
Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngủ không đủ giấc, thần kinh giao cảm dễ bị kích thích, dễ tăng nhịp tim. Điều này không có lợi cho việc kiểm soát và điều hòa huyết áp. Khi huyết áp bất thường, kéo dài trong một thời gian thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao.
Các chuyên gia cũng lý giải, những người thiếu ngủ (có thời gian ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm) thường có nồng độ hormone gây stress và các chất gây viêm trong máu cao hơn bình thường. Do đó, đây là nguyên nhân sinh ra các tác nhân ảnh hưởng bệnh lý tim mạch.
Gia tăng nguy cơ béo phì vì ngủ ít
Nhóm nghiên cứu Đại học California đã phát hiện ra rằng, sau một đêm không ngủ, hoạt động của thuỳ trán trước có hiện tượng thuyên giảm, nhưng các phản ứng đáp trả tại vùng não nằm sâu hơn về phía trung tâm lại trở nên mạnh mẽ hơn.
Biểu hiện ra ngoài của hiện tượng này chính là các đối tượng được theo dõi đều có biểu hiện thèm đồ ăn vặt không lành mạnh sau một đêm thức trắng.
Chuyên gia cho rằng, vì thuỳ não trước chịu trách nhiệm đưa ra quyết định xử lý phức tạp và quan trọng, trong khi vùng não trong trung tâm gắn liền với hoạt động thúc giục bản năng, đặc biệt là sự ham muốn. Do đó, việc thiếu ngủ sẽ làm con người tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là với những thực phẩm hàm lượng calo cao.
Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì chiếm đa số ở những người thường xuyên thiếu ngủ.
Mất ngủ kéo dài gây ra sa sút về tinh thần, dễ trầm cảm
Giấc ngủ và tâm trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có giấc ngủ ngon trong một thời gian dài, bạn thường xuyên cáu kỉnh và thiếu kiên nhẫn. Bên cạnh đó, não bộ sẽ có những phản ứng tiêu cực gây ra tình trạng hoảng loạn, mất bình tĩnh, trí nhớ giảm sút, tư tưởng bị phân tán…
Thậm chí, ngủ không ngon giấc còn làm tăng cảm giác lo lắng và nguy cơ suy nhược thần kinh, mắc bệnh trầm cảm lên gấp 3 lần so với người bình thường.
Do mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của não bộ và trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, sự kết hợp của hai vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng tăng nặng của cả hai căn bệnh.
Từ đó, có thể thấy rằng, tình trạng mất ngủ kéo dài là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Những người mắc bệnh cần đi khám để được bác sĩ, chuyên gia tư vấn kịp thời, điều trị và thay đổi lối sống để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, đừng quên điều chỉnh lại nhịp điệu sinh hoạt, thay đổi từ chính thói quen thường ngày, giúp nền tảng sức khỏe trở nên vững vàng hơn.
Ăn nhiều 2 món này để ngủ ngon và dưỡng não
Nếu gặp tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, bác sĩ khuyên bạn có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm này để giúp ngủ ngon hơn.
1. Xà lách
Rau xà lách giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ảnh: Internet
Các chất trong rau xà lách có tác dụng an thần. Sử dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn có thể giúp bạn làm giảm căng thẳng do mất ngủ gây ra, cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
2. Canh rau nhút
Rau nhút thanh mát, không độc, vừa có công dụng bổ gân xương lại giúp chúng ta dễ ngủ hơn. Loại rau này thường để dùng để nấu canh chung với củ sen, củ súng, khoai sọ và tôm thịt. Các nguyên liệu được thêm vào cũng có tính an thần, bổ huyết, chống suy nhược cơ thể nên rất bổ ích đối với người bị mất ngủ thường xuyên.
*Theo Sohu