Marimo là một dạng sinh trưởng hiếm gặp của tảo Aegagropila linnaei, trong đó dạng thực vật thủy sinh này phát triển theo hình dáng khối cầu như những quả bóng lớn màu xanh lục với kết cấu và bề ngoài giống như nhung. Loại tảo này cũng được xem là một kho báu tự nhiên của Nhật Bản, cũng như một dạng vật nuôi phổ biến.
Tảo Aegagropila linnaei từ lâu đã được coi là một bí ẩn trong sinh học, đặc biệt là do hình thức sinh trưởng hình cầu hấp dẫn của nó. Loại tảo này chỉ có thể được tìm thấy trong một số ít môi trường nước ở bốn quốc gia là Iceland, Scotland, Estonia và Nhật Bản. Chúng tồn tại ở dạng sợi trôi nổi tự do, phát triển trên mặt đá phẳng. Những quả "bóng xanh" này có thể đạt đường kính dài tới 40 cm. Và hiển nhiên dạng sống sinh học này cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học và những người đam mê tảo trong nhiều thế kỷ.
Trong bốn quốc gia nói trên, Marimo (nghĩa đen là "cây bóng nước") đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Những cây tảo có kích thước lớn và vẻ ngoài ấn tượng chủ yếu được tìm thấy ở hồ Akan, phía đông Hokkaido.
Khi có đủ thời gian phát triển trong tự nhiên, những cây tảo Marimo tại hồ Akan có thể đạt tới kích thước lớn với đường kính lên tới 40 cm, lớn hơn nhiều so với những quả bóng rêu được tìm thấy ở bất kỳ đâu khác.
Những người đam mê tảo tại Nhật Bản thực sự đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của tảo Marimo trong suốt nhiều thế kỷ và loại tảo này là một kho báu của quốc gia vào năm 1921. Nhưng trên thực tế, điều đó lại khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn đối với loài tảo này vì khi thu hút được sự chú ý của nhiều người thì chúng lại trở thành một loại hàng hóa và số lượng của tảo Marimo trong tự nhiên đang dần bị suy giảm. Có những thời điểm, giá một chiếc quả cầu Marimo ở Tokyo có thể lên tới 1.000 yên (hơn 6.500 đô la Mỹ ngày nay). Ở thời điểm hiện tại, mọi chuyện dường như còn tồi tệ hơn trước đó khi một nhà máy nước được xây dựng ở hồ Akan và khiến mực nước tại đây giảm đột ngột, khiến hàng trăm "con" Marimo bị chết.
Trong khi đó, các nỗ lực bảo tồn của đất nước Nhật Bản bắt đầu được khởi động vào năm 1950, khi những bức ảnh về hàng đống xác chết của Marimo được đăng trên các tờ báo quốc gia này và gây chấn động cả nước. Hưởng ứng với điều đó, rất nhiều người từ khắp đất nước Nhật Bản đã mua những quả bóng rêu lấy từ Akan và trả chúng về ngôi nhà tự nhiên của chúng. Để tôn vinh lòng hảo tâm của những người này, lễ hội Marimo đầu tiên trên thế giới đã được tổ chức vào ngày 7 tháng 10 năm 1950, và cho tới nay lễ hội này vẫn được tổ chức hàng năm.
Marimo đôi khi được bán để trưng bày trong bể cá, những thứ thường có nguồn gốc từ các hồ của Ukraine như hồ của Shatsk . Marimo dạng cầu được bán trong các cửa hàng cá cảnh Nhật Bản có nguồn gốc châu Âu hoặc được người dân địa phương vùng hồ Akan nhân giống, tạo hình bằng cách sử dụng các thiết bị tạo sóng nhẹ, khai thác chúng từ hồ Akan bị cấm.
Ở thời điểm hiện tại, bạn vẫn có thể mua Marimo làm quà lưu niệm và làm "thú cưng", nhưng chúng được cuộn nhân tạo từ những sợi tơ trôi nổi tự do chứ không phải loại Marimo tự nhiên được hình thành do dòng chảy cuộn dưới đáy hồ. Tuy nhiên, chúng vẫn mềm mại và mượt mà khi chạm vào như những Marimo trong tự nhiên, và có thể tồn tại suốt đời theo đúng nghĩa đen, nếu được chăm sóc đúng cách.
Ngoài ra, Knockoff Marimo - một quả bóng bằng nhựa với một lớp tảo mỏng cũng rất phổ biến và là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn nuôi Marimo.
Vì vẻ ngoài hấp dẫn của chúng, những Marimo dạng cầu cũng đóng vai trò là phương tiện cho giáo dục môi trường. Những quả bóng nhỏ được bán làm quà lưu niệm được cuộn bằng tay từ những sợi nhỏ trôi nổi tự do. Một nhân vật đồ chơi nhồi bông được bán rộng rãi trên thị trường có tên là Marimokkori lấy hình dạng giống hình người của tảo Marimo làm một phần trong thiết kế của nó.
Một điều cần lưu ý về Marimo là chúng phát triển rất chậm. Chúng phát triển với tốc độ trung bình 5 mm mỗi năm, vì vậy để có được một quả cầu tảo khổng lồ như những quả cầu ở đáy hồ Akan sẽ mất hàng thập kỷ. Nhưng nếu bạn có thời gian để chờ đợi và chăm sóc chúng đúng cách, chúng sẽ thực sự sống rất lâu, thậm chí có thể sống lâu hơn bạn.
Mặc dù Marimo phát triển trong tự nhiên nhưng chúng không thể tự sinh sản. Tuy nhiên, nếu bạn có một "con" Marimo lớn và muốn có thêm một "con" thứ hai thì tất cả những gì bạn cần làm là chia đôi nó ra và cuộn chúng lại thành những hình cầu nhỏ hơn.
Marimo được phổ biến trong thương mại thường phát triển ở dạng tạo thành một khối cầu lớn bởi các sợi tảo dày đặc tỏa ra từ trung tâm, không có hạt nhân. Trung bình mỗi năm, marimo dạng cầu phát triển khoảng 5mm. Marimo dạng cầu lớn nhất từng được tìm thấy có thể sống đến 200 năm, với đường kính 95cm. Marimo dạng cầu là một sự thú vị hiếm có.
Về lý do tại sao tảo Aegagropila linnaei lại phát triển thành hình quả bóng hình cầu thì về phía các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết. Một số người cho rằng đó là một cơ chế bảo vệ tự nhiên, vì khi ở dạng sợi trôi nổi tự do, chúng sẽ dễ bị cá nuốt. Nhưng những người khác lại cho rằng khi ở dạng hình cầu, chúng sẽ dễ dàng quay trở lại mặt nước hơn nếu vô tình bị dạt vào bờ. Nhưng đây chỉ là những giả thuyết và cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời nào thực sự xác đáng để giải thích cho sự hình thành bí ẩn này.
Tảo cầu hay còn gọi là marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa học là Aegagropila linnaei (trong tiếng Hy Lạp, tên chi aegagropila có nghĩa là lông dê), là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc. Tảo mọc thành một khối cầu xanh lục dưới đáy hồ. Tên trong tiếng Nhật Bản là Marimo được dùng rộng rãi trên thế giới, trong đó mari là bóng nảy và mo là từ chung chỉ các loài sống dưới nước. Tên Marimo được đặt năm 1898 bởi nhà thực vật học Kawakami Tatsuhiko