Mắc ung thư như bị ban án tử nhưng vẫn có người khỏe mạnh sau hơn 20 năm, thậm chí sống đến 100 tuổi: Có 3 điều tối quan trọng cần nằm lòng nếu muốn kéo dài tuổi thọ

Thùy Anh | 13-08-2021 - 20:11 PM

(Tổ Quốc) - Kéo dài tuổi thọ sau khi phát hiện ung thư không phải là điều không thể nều tuân thủ những điều sau.

Nhiều người cảm thấy khó chấp nhận rằng chúng ta hoặc những người xung quanh chúng ta bị ung thư. Tuy nhiên, một số người đã ra đi sau chưa đầy ba tháng kể từ khi phát hiện ung thư trong khi một số khác có thể sống lâu hơn.

Ngay cả khi bị ung thư, một số người vẫn có thể sống lâu hơn!

Tống Mỹ Linh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở tuổi 40 và sống đến 106 tuổi

Tống Mỹ Linh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 40. May mắn thay, bệnh được phát hiện sớm và điều trị sớm. Bà đã được phẫu thuật ngay lập tức. Sau khi điều trị chính thức căn bệnh ung thư vú giai đoạn đầu, về cơ bản sức khỏe của bà không có vấn đề gì nghiêm trọng, nữ ca sĩ hưởng thọ 106 tuổi.

Tân Di: Bệnh ung thư được chẩn đoán cách đây hơn 50 năm, và bà vẫn khỏe mạnh ở tuổi 97

Tân Di là một nghệ sĩ lớn tuổi và bà cũng là một bệnh nhân ung thư. Nữ nghệ sĩ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột sớm từ năm 1966. Dù là giai đoạn đầu nhưng bà đã phải phẫu thuật ngay lập tức. Ngày nay, Tân Di đã 97 tuổi và vẫn rất khỏe mạnh.

Hoắc Anh Đông: Bệnh ung thư được chẩn đoán ở tuổi 60 và không hề tái phát trong hơn 20 năm

Năm 1983, Hoắc Anh Đông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết. Ông may mắn phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Sau đó, ông duy trì tập thể dục trong nhiều năm, chú ý điều tiết chế độ ăn uống hàng ngày, duy trì nếp sống tốt và khối u không tái phát trong hơn 20 năm cho đến khi ông qua đời ở tuổi 84.

Mắc ung thư như bị ban án tử nhưng vẫn có người khỏe mạnh sau hơn 20 năm, thậm chí sống đến 100 tuổi: Có 3 điều tối quan trọng cần nằm lòng nếu muốn kéo dài tuổi thọ - Ảnh 1.

Ông chủ của Huawei Nhậm Chính Phi (Nguồn: Und)

Ông chủ Huawei từng bị ung thư 2 lần

Năm 2012, trong một bài báo đăng tải trên trang web của công ty, Nhậm Chính Phi tiết lộ mình bị bệnh ung thư và trải qua hai cuộc phẫu thuật, bí mật này đã được giấu kín suốt 15 năm, tuy nhiên không ai biết chi tiết cụ thể về căn bệnh ung thư của ông.

Một vài năm sau, giám đốc điều hành Huawei cho biết Nhậm Chính Phi sức khỏe kém do căng thẳng quá mức và mắc nhiều loại bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường…

Cả hai lần phát hiện ung thư của ông chủ Huawei đều là giai đoạn đầu, nhưng lần đầu tiên là nguyên phát và lần thứ hai là tái phát, nhưng vì phát hiện sớm và kiểm soát sớm nên căn bệnh ung thư không thể đánh bại ông.

Cùng một căn bệnh ung thư, tại sao có người sống được hàng chục năm, nhưng có người lại sớm bị đánh gục?

Theo phân tích, sự khác biệt chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

1. Phương pháp điều trị

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nhiều người không phẫu thuật và chọn các phương pháp điều trị thay thế như liệu pháp ăn kiêng, sử dụng thuốc... Tuy nhiên, việc chấp nhận điều trị chuẩn hóa là rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư. Nếu có phương pháp điều trị đúng sau khi được chẩn đoán ung thư, thời gian sống sót có thể được kéo dài một cách hiệu quả, trong khi cái gọi là liệu pháp thay thế có thể có tác dụng ngược lại. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia nói rằng các liệu pháp thay thế làm tăng nguy cơ tử vong lên 1,5 lần.

2. Giai đoạn phát hiện bệnh

Thạc sĩ Ngô Tiên Tuấn của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc cho rằng việc phát hiện sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để đối phó với ung thư, đó là lý do các nước phát triển mặc dù có tỷ lệ mắc ung thư cao nhưng tỷ lệ tử vong lại thấp. Thông qua việc khám sức khỏe, có thể phát hiện ra các triệu chứng trước khi bệnh ung thư khởi phát, từ đó có biện pháp điều trị can thiệp kịp thời giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư và giảm tỷ lệ tử vong hiệu quả hơn.

Mắc ung thư như bị ban án tử nhưng vẫn có người khỏe mạnh sau hơn 20 năm, thậm chí sống đến 100 tuổi: Có 3 điều tối quan trọng cần nằm lòng nếu muốn kéo dài tuổi thọ - Ảnh 2.

Hình minh họa (Nguồn: Genengnews)

3. Độ ác tính của ung thư

Các bệnh ung thư tuy đều là bệnh hiểm nghèo nhưng mức độ ác tính khác nhau, do đó mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Thạc sĩ Ngô cho biết, một số bệnh ung thư nhẹ, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp, trong khi một số bệnh khác ác tính, chẳng hạn như ung thư tuyến tụy.

Ung thư nhẹ có hiệu quả điều trị tốt, tỷ lệ sống sau 5 năm là 84,3% , số còn lại phát hiện muộn và hiệu quả điều trị tương đối kém, tỷ lệ sống 5 năm thậm chí không đến 9% .

4. Thái độ của người bệnh

Thái độ của bệnh nhân đối với bệnh ung thư cũng rất quan trọng. Viện sĩ Trình Thư Quân của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc chỉ ra rằng nếu bạn có thể duy trì một thái độ tích cực và sống hòa bình với bệnh ung thư, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

Bệnh nhân ung thư trong tình trạng chán nản có một nguy cơ tử vong cao hơn, khoảng 55%. Không ít trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và tỷ lệ tử vong của họ cao hơn khoảng 22% so với những bệnh nhân suy nghĩ tích cực và lạc quan.

Đối mặt với căn bệnh ung thư, những phương pháp đối phó khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả rất khác nhau, có người mắc bệnh ung thư mà vẫn sống lâu, có người nhanh chóng bị ung thư đánh bại. Vậy, chúng ta phải làm gì nếu không may mắc bệnh ung thư?

Nên làm gì sau khi được chẩn đoán mắc ung thư?

Nếu bị chuẩn đoán mắc ung thư, người bệnh cần nắm chắc những điều sau:

Mắc ung thư như bị ban án tử nhưng vẫn có người khỏe mạnh sau hơn 20 năm, thậm chí sống đến 100 tuổi: Có 3 điều tối quan trọng cần nằm lòng nếu muốn kéo dài tuổi thọ - Ảnh 3.

Hình minh họa (Nguồn: Internet)

1. Điều chỉnh tâm lý

Trước hết, đừng kìm nén những cảm xúc không vui trong lòng và hãy trút bỏ những cảm xúc tiêu cực bằng cách giao tiếp với gia đình hoặc bạn bè.

Tìm đúng chuyên gia và phương pháp điều trị: Hãy chấp nhận thực tế và hiểu rõ tình trạng bệnh càng sớm càng tốt, tìm đúng chuyên gia và họ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2. Hợp tác với bác sĩ điều trị

Hãy tin tưởng vào bác sĩ và hoàn toàn hợp tác với việc điều trị của họ. Các phương pháp điều trị ung thư thường bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Có những người do lo lắng và nghe lời truyền tai về một phương pháp chưa được kiểm chứng đã vội tin. Trong thời đại khoa học phát triển, chúng ta cần tin tưởng vào trình độ của y học cũng như các y bác sĩ.

3. Thay đổi các thói quen lành mạnh

Sau khi điều trị ung thư, có tới 69% bệnh nhân bị tái phát và di căn trong vòng nửa năm. Vì vậy, hãy tập thể dục nhiều hơn sau khi điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể phục hồi càng sớm càng tốt, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Không ai có thể ngăn cản sự ra đời của ung thư, nếu chẳng may một ngày nào đó nó ập đến, đừng tiêu cực mà vội từ bỏ!

Nguồn: Sohu, Kknews

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.