Lý do Armenia thiệt hại hàng chục xe tăng T-72 trước hỏa lực Azerbaijan: Lỗi tại ai?

QS | 08-10-2020 - 12:06 PM

(Tổ Quốc) - Thông tin cho rằng Armenia để thiệt hại hơn 40 chiếc xe tăng T-72 trước lực lượng Armenia tại điểm nóng xung đột Nagorno-Karabakh đang thu hút nhiều tranh luận.

Cuộc đụng độ ác liệt giữa AzerbaijanArmenia đã kéo dài 11 ngày. Song song với cuộc chiến hỏa lực, có một cuộc chiến khác đang diễn ra trên mạng xã hội: Đó là cuộc chiến tranh thông tin giữa các tài khoản mạng liên kết với bộ quốc phòng hai bên, nhằm tạo cảm giác bên kia là phía thiệt hại nặng nề hơn.

Azerbaijan đã công bố nhiều đoạn video quay từ máy bay không người lái (UAV), ghi lại cảnh tượng phá hủy những chiếc xe tăng T-72 của Armenia, số lượng thiệt hại lên tới 40 chiếc. Theo tờ JPost của Israel, đây có thể là số liệu ước tính tạm thời hoặc được đưa ra vì mục đích tuyên truyền. Dẫu vậy, nó cũng đã thu hút luồng tranh luận lớn trong giới quân sự.

Viện nghiên cứu RUSI (Anh) cho rằng, con số thiệt hại lớn này [nếu là thật] cần được phân tích sâu hơn.

Theo đó, bất chấp tổn thất nặng nề của lực lượng tăng-thiết giáp Armenia, các bài học quan trọng có thể rút ra từ những đoạn video do Azerbaijan công bố lại không phải về lớp giáp của phương tiện chiến đấu. Thay vào đó, chúng phản ánh một xu hướng mới: Mật độ của các cảm biến trên chiến trường hiện đại đang thay đổi cục diện tác chiến vũ trang kết hợp như thế nào?

Azerabijan công bố video phá hủy 4 xe tăng T-72, 2 tổ hợp BM-21 và 1 xe bọc thép MT-LB của Armenia.

Binh lính phương Tây có xu hướng gạt bỏ những gì có thể học hỏi được từ các vụ đụng độ như thế này, bởi theo họ thì các đoạn video đó chỉ cho thấy trình độ tác chiến chiến thuật hạn chế của quân đội Armenia.

Tuy nhiên, RUSI cho rằng đó là một sai lầm. Các đoạn video trích dẫn thường cho thấy sự di chuyển của phương tiện tăng-thiết giáp khi chúng khó có thể tiếp tục ngụy trang và điều tương tự mà các lực lượng phương Tây phải thực hiện nếu họ ảnh hưởng tới kết quả của trận chiến.

Song, cần lưu ý rằng, đây còn là những đoạn video được chọn lọc để chứng minh thành công của Azerbaijan. Trên thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy các lực lượng Armenia đã tìm cách ngụy trang, che giấu vị trí và triển khai "mồi nhử" – trong đó có ít nhất 2 lần lực lượng Azerbaijan đã bị "đánh lừa".

Mặc dù vậy, vẫn cần phải thừa nhận rằng, đặt hy vọng vào công tác ngụy trang để che giấu các phượng tiện chiến đấu khỏi tầm quan sát của đối thủ là "lạc quan thái quá". Sự phổ cập của các loại camera hồng ngoại và ảnh nhiệt hiện nay khiến việc ngụy trang và che giấu trở nên khó khăn hơn, dù đêm hay ngày.

Hơn nữa, có một số dấu vết rất khó che đậy. Bằng chứng rõ ràng nhất là trong một cuộc tập trận, các phương tiện tăng-thiết giáp bánh xích của phương Tây đã không thể "qua mặt" được các UAV trinh sát. Những chiếc máy bay này có thể nhanh chóng lần theo dấu vết trên mặt đất để tìm ra nơi xe tăng-thiết giáp đang ẩn náu.

Tuy nhiên, từ điều này mà đi đến kết luận rằng "thời đại của xe tăng sắp lụi tàn" lại là một sai lầm nghiêm trọng. Các đoạn video giao tranh tại Nagorno-Karabakh đã cho thấy rõ ràng rằng, các phương tiện chiến đấu không bọc giáp hay tháo giáp cũng không khá khẩm hơn, ngay cả những chiếc đã tiến được sâu vào các vị trí ngụy trang kỹ lưỡng.

Việc thiếu sự bảo vệ khiến những phương tiện này gặp nguy hiểm hơn bởi có nhiều loại đạn dược với kích cỡ nhẹ hơn và dễ triển khai hơn có thể tiêu diệt chúng.

Khi tấn công vào các vị trí được phòng thủ, tăng-thiết giáp vẫn là lực lượng quan trọng để có thể đạt được thành công nhanh chóng, trong khi duy trì mức độ thiệt hại ở mức "có thể chấp nhận được".

Thách thức đặt ra là phải đưa được đội hình vũ trang kết hợp tới phạm vi tấn công mà không để chúng chịu thiệt hại nặng nề trước khi tiến vào được vùng hỏa lực trực diện. Tiếc rằng, Armenia đã để mất số lượng xe tăng tương đương hơn 1/3 kho thiết giáp hạng nặng của Anh.

Theo RUSI, các đội hình chiến đấu hạng nặng có thể phân tán để tránh bị tấn công đồng thời. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến việc bảo vệ chúng khỏi các UAV và lực lượng không kích của đối phương trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phải được tích hợp hệ thống phòng không chiến thuật tầm ngắn (SHORAD), cùng với hệ thống tác chiến [đặc biệt là tấn công] điện tử.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM