Lưu Dung muốn cáo quan về quê, tại sao Càn Long đế lại ngầm chỉ thị cho con trai là vua Gia Khánh không nên giữ lại dù Gia Khánh rất muốn giữ?

Khánh An | 04-04-2021 - 19:26 PM

(Tổ Quốc) - Nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, có nhiều đóng góp cho triều đình nhà Thanh nhưng khi Lưu Dung xin cáo quan về quê, Càn Long đã ngầm chỉ thị cho con trai là Gia Khánh đế không nên giữ. Tại sao lại như vậy?

Lưu Dung là vị quan thanh liêm hiếm có dưới thời vua Càn Long, trong bộ phim "Tể tướng Lưu gù", Lưu Dung rất được Càn Long tin tưởng, dân chúng cũng rất kính trọng ông.

Cả đời Càn Long luôn lấy Khang Hi đế làm tấm gương cho bản thân, lúc vừa kế vị Càn Long đã lập lời thề, nếu bản thân tại vị 60 năm mà vẫn khỏe thì sẽ đem ngôi vị truyền lại cho Thái tử, bởi vì ông không dám so vai sánh ngang với ông nội mình là Khang Hi đế.

Khi Càn Long lập lời thề có lẽ đã không tính đến mệnh cách của mình, nhận thấy bản thân đã tại vị gần 60 năm mà sức khỏe vẫn tốt, nhưng bởi vì lời thề đã lập, cho nên đến năm Càn Long thứ 60, ông đã đem ngôi vị truyền lại cho Thái tử Vĩnh Diễm, cũng chính là Hoàng đế Gia Khánh, còn bản thân thì lên làm Thái thượng hoàng. 

Mặc dù đã truyền ngôi cho Thái tử nhưng thực tế quyền lực Đại Thanh vẫn nằm trong tay Càn Long, còn Gia Khánh đế chỉ là Hoàng đế trên danh nghĩa.

Khi Gia Khánh đế lên ngôi, Lưu Dung cũng đã có tuổi. Một hôm, Lưu Dung tâu với Gia Khánh đế cùng  vua Càn Long muốn xin được cáo lão hồi hương, an hưởng tuổi già.

Gia Khánh vừa nghe xong thì hết lòng cố giữ ông lại. Tại sao Gia Khánh lại có phản ứng như vậy? 

Khi ấy, Hòa Thân trong triều rất được Càn Long tin sủng, quyền lực rất lớn, những vị quan hết lòng vì nước thương dân như Lưu Dung rất ít.

Càn Long tuy vẫn còn sống nhưng Gia Khánh đã bắt đầu tự bồi dưỡng thế lực cho mình, củng cố chính quyền, cũng chính là vì giang sơn của Đại Thanh.

Bấy giờ Lưu Dung còn được gọi là "Lưu Tam Bản", bởi vì mỗi lần lên triều ông đều trình tấu 3 việc quan trọng, từ đó có thể thấy được tấm lòng trung quân ái quốc của Lưu Dung.

Lưu Dung muốn cáo quan về quê, tại sao Càn Long đế lại ngầm chỉ thị cho con trai là vua Gia Khánh không nên giữ lại dù Gia Khánh rất muốn giữ? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Lưu Dung trên phim.

Suy nghĩ của Càn Long

Càn Long khi nghe Lưu Dung muốn được cáo lão hồi hương bèn hỏi ý của Gia Khánh, Gia Khánh đáp muốn giữ Lưu Dung lại trong triều.

Càn Long lại hỏi Gia Khánh: "Giữ lại hay cho đi?" Gia Khánh nghe xong thì ngây người, vì suy cho cùng dù Càn Long là Thái thượng hoàng nhưng mọi thực quyền của Đại Thanh vẫn nằm trong tay ông, Gia Khánh không hiểu được Càn Long có ý định gì, lo sợ bản thân nói sai lời liền giữ yên lặng.

Càn Long thấy Gia Khánh không đáp liền chỉ vào ngọn đèn trong cung mà nói: "Vĩnh Diễm, con xem ngọn đèn kia cong rồi."

Gia Khánh nhìn theo tay chỉ rồi đáp: "Dạ thưa, đâu có cong đâu ạ."

Càn Long lại cười rồi hỏi tiếp các vị triều thần, ai cũng nói đèn đã cong chỉ mình Lưu Dung không phụ họa theo lời ông, trong đó Hòa Thân là người đồng ý nhiệt tình nhất.

Lúc ấy, Gia Khánh cũng liền phụ họa theo nói: "Nhi thần đã hiểu, quả thực là đèn cong rồi."

Càn Long bèn cười lệnh cho Hòa Thân đem ngọn đèn kia chỉnh lại cho thẳng, Hòa Thân theo lệnh chỉnh lại đèn được Càn Long khen ngợi, sau khi Gia Khánh hiểu được ý nghĩa trong đó, liền phê chuẩn cho Lưu Dung cáo lão hồi hương.

Hành động này của Càn Long có ý gì? Thực tế là Càn Long mượn chuyện cây đèn để chỉ điểm cho Gia Khánh, quan viên trong triều chẳng có mấy người thẳng thắn cương trực như Lưu Dung, mà đại đa số đều là những kẻ nịnh nọt bợ đỡ, đặc biệt là Hòa Thân khi đó đã quyền cao chức trọng, mà Càn Long lại rất tin sủng ông ta, không muốn trấn áp Hòa Thân, cũng không muốn Lưu Dung sau này sẽ bị bức hại, nhận kết cục đau lòng, hành động này của Càn Long cũng là để bảo vệ cho Lưu Dung.

Lưu Dung muốn cáo quan về quê, tại sao Càn Long đế lại ngầm chỉ thị cho con trai là vua Gia Khánh không nên giữ lại dù Gia Khánh rất muốn giữ? - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Lưu Dung và Hòa Thân trên phim.

Việc sai Hòa Thân đi bẻ lại ngọn đèn cũng là để nhắc nhở Gia Khánh, giang sơn Đại Thanh cũng giống như ngọn đèn kia, nhìn thì tưởng thẳng đấy nhưng đã cong vẹo lâu rồi, nhắc nhở Gia Khánh những việc này đều do quyền thần trong triều thao túng, dối trên lừa dưới, giấu giếm nhiều việc quốc gia đại sự không bẩm tấu, Đại Thanh khi ấy đã có vấn đề rồi.

Gia Khánh hiểu được dụng ý của Càn Long, cũng phê chuẩn cho phép Lưu Dung cáo lão hồi hương. Đồng thời, sau khi Càn Long qua đời không lâu, Gia Khánh cũng cho xử tử Hòa Thân, tịch thu tài sản sung công quỹ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Furusato - Rèn luyện nhân cách cho con của cha mẹ Nhật

Người Nhật rất xem trọng sự gắn bó của gia đình. Họ dùng từ ‘Furusato’ để chỉ quê hương và cũng chính là gia đình - nơi trái tim thuộc về. Cha mẹ luôn dìu dắt từ những bước đi đầu tiên và đồng hành cùng con trong hành trình trưởng thành. Họ chú trọng rèn luyện nhân cách cho con ngay từ bé và xuyên suốt từng lứa tuổi.