Trong năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư nữ là 14%, trong khi nam giới chỉ dừng lại ở 11%. Một nghiên cứu khác kéo dài trong 10 năm về Phụ nữ và Đầu tư năm 2021 của tập đoàn đầu tư đa quốc gia Fidelity đã chỉ ra rằng lợi nhuận của phụ nữ cao hơn hẳn nam giới. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận của nữ đầu tư cao hơn nam giới khoảng 0,9 %.
Vậy, điều gì làm nên thành công của "phái yếu" trên "chứng trường" đầu tư?
Trong chương trình Bí Mật Đồng Tiền số 43 với chủ đề "Đại hội phái 'mạnh' trên thị trường chứng khoán", chuyên gia Phạm Lưu Hưng (Mr.X30) - Kinh tế trưởng SSI lý giải rằng thông thường mức độ ổn định của phụ nữ sẽ cao hơn nam giới. Dưới góc độ khoa học, khi phân bổ xác suất thì sẽ nghiêng về phía nữ nhiều hơn trong việc đầu tư.
Ngoài ra, Mr.X30 cũng cho rằng nhiều người thường nói đàn ông đầu tư tốt hơn vì liều hơn là quan điểm chưa thực sự đúng: "Đàn ông liều hơn nhưng điều này cũng sẽ khiến phái mạnh dễ thất bại trong đầu tư chứng khoán. Bởi khi nam giới liều hơn sẽ khiến họ tự tin hơn, dẫn đến giao dịch nhiều hơn và làm cho kết quả đầu tư sẽ kém đi."
Ngược lại, chuyên gia của SSI cho rằng phụ nữ có thể ít tự tin hơn nhưng điều này sẽ khiến họ đầu tư thông mình hơn phái mạnh: "Phụ nữ có thể kém tự tin hơn nhưng điều này kiến họ sẽ nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn. Do đó, những quyết định họ đưa ra cũng sẽ chuẩn hơn so với thế hệ liều là 'nam giới'."
Quả thực, không chỉ dừng lại ở vai trò "tay hòm chìa khoá", quản lý chi tiêu trong gia đình, những người phụ nữ ngày nay không còn là "phái yếu" mà có thể là "kẻ mạnh" ở nhiều các lĩnh vực, ngay cả trên "chứng trường" - lĩnh vực mà nhiều người cho rằng phái mạnh có ưu thế hơn.
Cũng trong chương trình, khi được Host Ngọc Trinh đặt ra câu hỏi: Có khi nào chị thấy sự bất công hay thiếu sự bình đẳng trong nghề của mình không?, chị Nguyễn Thị Thu Dung - Giám đốc Kinh doanh - Hội sở, CTCP Chứng khoán SSI cũng khẳng định rằng không có sự bất công hay bất bình đẳng giới trong môi trường chứng khoán cả và cho biết:
"Đây là ngành nghề vô cùng công bằng. Xét trên góc độ ngành nghề, đây là lĩnh vực làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Có nghĩa là chúng ta hưởng theo năng lực. Ở Mỹ, số lượng môi giới là nam nhiều hơn là nữ, nhưng ở Việt Nam, tôi nhận thấy có sự ngang bằng và thậm chí nữ nhiều hơn so với nam.
Và mọi người đều công nhận sự hiện diện của nữ giới trong thời điểm hiện tại trên thương trường, chính trường và cả chứng khoán. Tôi chưa nhìn thấy đây là môi trường vô cùng công bằng, thậm chí nhiều lúc phái nữ còn được giúp đỡ nhiều hơn nữa."