Các triệu chứng của căn bệnh "gây lão hoá sớm" cho đôi chân này xuất hiện rất nhiều ở độ tuổi từ 25 - 40 nhưng hầu như ít được quan tâm và thăm khám.
Theo nghiên cứu dịch tễ học toàn cầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch được đăng tải vào tháng 12/2021 trên tạp chí Annals of Surgery, các triệu chứng như đau chân, nặng chân và nhức chân thường xảy ra nhiều ở đối tượng phụ nữ (Link). Số liệu trên đã một lần nữa khẳng định rằng "số tuổi" chân của phụ nữ đang gia tăng một cách bất ngờ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch và tránh tình trạng biến chứng nặng hơn để nhẹ "tuổi" chân với những lời khuyên của chuyên gia PGS. TS. BS. Trần Minh Hoàng - Chuyên khoa Tim - Mạch máu thành phố Hồ Chí Minh
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Người mắc suy giãn tĩnh mạch nên ăn uống theo một chế độ lành mạnh và thực phẩm cần có nhiều dưỡng chất sau đây:
- Vitamin C có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen và elastin - 2 hoạt chất có vai trò quan trọng đối với sự bền vững và đàn hồi của thành mạch. Chất dinh dưỡng này có nhiều trong thực phẩm như ổi, cam, ớt chuông, bông cải xanh, đu đủ, khoai tây, dâu tây,...
- Vitamin E hoạt động như 1 chất làm loãng máu tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch. Một số thực phẩm giàu vitamin E là hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi,...
- Kali sẽ giúp giảm giữ nước trong cơ thể, cải thiện tình trạng ứ đọng trong suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể ăn bí đỏ, khoai tây, chuối, đậu trắng, đậu đen,...
- Flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch, giảm áp lực động mạch, bảo vệ chức năng gan, giải độc, hỗ trợ lưu thông máu với các thực phẩm như táo, cần tây, rượu vang đỏ, trà đen, cải bó xôi, bông cải xanh,...
PGS,TS, BS. Trần Minh Hoàng - Chuyên khoa Tim - Mạch máu chia sẻ
Đặc biệt, người đang điều trị hoặc muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch thì nên hạn chế ăn quá nhiều muối, theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối. Việc sử dụng muối quá nhiều khiến cơ thể bị tích nước, vô tình làm tăng áp lực lên thành mạch, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới trầm trọng thêm.
Ngoài ra cũng nên hạn chế ăn nhiều đường bởi gia vị này chính là "thủ phạm" thúc đẩy sự lão hóa của cơ thể, độ đàn hồi của tĩnh mạch vì thế cũng mất đi nhanh hơn.
Cuối cùng là không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol như thức ăn nhanh khoai tây chiên, gà rán, thực phẩm từ nội tạng động vật vì các chất này sẽ gây giảm lưu thông máy, tắc thành mạch máu, dễ hình thành các mảng xơ vỡ và có thể dẫn đến các nguy cơ bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày
Lối sống thiếu khoa học chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra "gánh nặng" cho chân. Vì thế, chúng ta cần phải thay đổi từng thói quen nhỏ trong cuộc sống:
Không ngồi quá nhiều, mỗi 30 phút bạn cần đứng dậy bước đi vài bước hoặc làm động tác giãn cơ. Khi nào cần đứng lâu, bạn nên thay đổi trọng tâm của chân 5 phút/lần tránh gây ra tình trạng máu không thể lưu thông.
Luyện tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng và thay đổi chế độ sinh hoạt, chú ý kê cao mắt cá chân 8-10 cm trong lúc ngủ để cải thiện tuần hoàn của chân.
Hạn chế mang giày cao gót trên 7cm trong thời gian dài, mặc quần áo chật quanh eo, chân vì làm giảm lưu lượng máu.
Hạn chế mang vác nặng để không gây áp lực mạnh đôi chân, để nhẹ gánh mỗi khi bước đi.
Đặc biệt lưu ý là không phải môn thể thao nào người mắc suy giãn tĩnh mạch điều có thể tham gia, khi vận động sai cách sẽ làm tình trạng của chân càng tệ hơn. Những môn thể thao tốt nhất cho người có bệnh lý suy tĩnh mạch là đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội. Đặc điểm chung của những môn này là có sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân giúp cho việc hồi lưu của tĩnh mạch được dễ dàng, giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch và cải thiện triệu chứng cho đôi chân được nhẹ gánh.
Kiểm tra định kỳ sức khoẻ của chân
Người có sức khoẻ thể chất bình thường cũng nên khám và siêu âm tĩnh mạch 6 tháng – 1 năm/lần hoặc bất kỳ lúc nào có triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân và chuột rút về đêm, thấy tĩnh mạch nông nổi dưới da, thay đổi màu sắc da hay có vết loét ở chân.
Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã được can thiệp laser nội tĩnh mạch hay phẫu thuật thì phải tái khám và siêu âm sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng và sau đó mỗi năm (tuỳ theo tình trạng bệnh và lịch hẹn tái khám của người có chuyên môn).
Phương pháp điều trị hiệu quả
Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ biến chứng nặng nề, khó điều trị dứt điểm. Có rất nhiều phương pháp để cải thiện nhưng còn phụ thuộc vào tình trạng đang gặp phải và thể trạng của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị an toàn và khoa học:
Phương pháp điều trị nội khoa bằng cách sử dụng Thuốc tĩnh mạch từ Pháp 500mg, được chiết xuất vỏ cam non và thành phần chứa 5 Flavonoid có tác dụng kháng viêm tại gốc rễ giúp tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, hỗ trợ hồi phục các van tĩnh mạch bị viêm, suy cũng như hỗ trợ tuần hoàn máu về tim tốt hơn giúp giảm ứ trệ, gia giảm và dần triệt để các triệu chứng đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm do đứng lâu và ngồi nhiều. Bệnh suy giãn tĩnh mạch bệnh nhân nên sử dụng thuốc ít nhất 6 tháng để đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp dùng vớ ép y khoa: gây ra áp lực tăng dần dọc theo chiều dài của chân, giúp tăng cường đưa máu trở về tim và làm giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch: Chất này gây xơ hoá lòng tĩnh mạch nông bị giãn, khi đó lòng tĩnh mạch sẽ được loại bỏ máu.
Laser nội mạch: Đây là phương pháp loại bỏ phần lớn các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. An toàn cao, ít biến chứng, thời gian điều trị và hồi phục nhanh chóng, sinh hoạt bình thường sau khi điều trị, không cần mổ, không cần gây mê, ít đau và đặc biệt là không để lại sẹo.
Các phương pháp phẫu thuật: Stripping, CHIVA và Muller cũng hiệu quả nhưng sẽ gây đau, chảy máu, thời gian hồi phục lâu.
Với những lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia mong rằng sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hay kiểm soát bệnh tốt hơn, để "nhẹ gánh" cho đôi chân khoẻ mạnh.
Website: https://daflon.com.vn/gian-tinh-mach-daflon-500/song-khoe-cung-suy-tinh-mach/
Đơn vị phân phối: Văn phòng đại diện Les Laboratoires Servier tại Hà Nội
Địa chỉ: Số 2A phố Nguyễn Đình Chiểu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng