Có câu: “Con người và động mạch có cùng tuổi thọ”. Hàm ý chỉ: nếu động mạch trong cơ thể bị tắc nghẽn, xơ cứng, thì người đó chẳng còn sống được bao lâu. Nếu muốn khỏe mạnh sống lâu, trước hết hãy bảo vệ động mạch cơ thể.
Thần dược làm tan huyết khối
Tình trạng mạch máu có liên quan mật thiết đến tuổi thọ con người, và trong các loại rau thường dùng có một loại được mệnh danh là “thần dược làm tan huyết khối”, đó chính là bắp cải.
Đối tượng sử dụng: mọi người, đặc biệt phù hợp với phụ nữ đang mang thai và người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Lượng dùng: 70g/bữa (khoảng ½ bắp cải)
“Nhân viên dọn rác thải” trong máu
Bắp cải xếp thứ 3 trong số các loại thực phẩm tốt nhất được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng. Khác với các loại rau củ khác, 90% thành phần bắp cải là nước, nhưng đặc biệt hơn nước trắng ở chỗ nó rất giàu vitamin C có tính hòa tan.
Bắp cải cũng giàu chất xơ và carotene giúp làm giảm cholesterol, ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Các chất này vừa bổ sung dinh dưỡng vừa hỗ trợ trị liệu cho bệnh nhân xơ cứng động mạch và béo phì. Do đó, bắp cải chính là “nhân viên dọn rác thải” trong máu đáng tin cậy.
“Báu vật” tự nhiên nuôi dưỡng dạ dày: Phục hồi niêm mạc dạ dày
Bắp cải, tên khoa học là Brassica oleracea. Theo quan niệm đông y, bắp cải có vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào đường kinh lạc của dạ dày và thận. Trong bắp cải chứa nhiều vitamin B1, B2, C, U, cellulose, carbohydrate và các loại khoáng chất khác, trong đó vitamin U có tác dụng phục hồi các chỗ viêm loét dạ dày và tá tràng.
Bắp cải còn được mệnh danh là “báu vật” tự nhiên nuôi dưỡng dạ dày. Không chỉ ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày, bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày, nó còn duy trì chức năng hoạt động của tế bào dạ dày, giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Giàu vitamin
Bắp cải cuộn giàu vitamin C, E, caroten,... Tổng hàm lượng vitamin trong bắp cải gấp 4 lần cà chua, vì vậy chúng có tác dụng lớn trong việc chống oxy hóa, chống lão hóa.
Các nhà khoa học tại Nhật Bản cho rằng, khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa của bắp cải cao ngang với măng tây và súp lơ.
Giàu axit folic
Trong bắp cải cuộn còn giàu axit folic, chất này có tác dụng phòng ngừa thiếu máu hồng cầu khổng lồ và thai nhi dị tật. Thế nên, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh thiếu máu và thanh thiếu niên, trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nên ăn nhiều bắp cải.
Kích thích sản xuất các enzym có lợi
Bắp cải chứa hàm lượng sulforaphane rất cao. Chất này kích thích các tế bào trong cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi, từ đó hình thành lớp màng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, sulforaphane là thành phần chống ung thư mạnh nhất được tìm thấy trong rau củ cho đến nay.
Diệt khuẩn, chống viêm
Bắp cải tươi giúp diệt khuẩn, chống viêm. Khi đau họng, vết thương sưng tấy, đau dạ dày, đau răng, có thể ép bắp cải lấy nước uống hoặc đắp lên vết thương, cơn đau sẽ dịu ngay.
Điều trị viêm loét
Vitamin U trong bắp cải được mệnh danh là “sát thủ trị viêm loét”. Vitamin U có tác dụng điều trị các vết loét, giúp chúng nhanh lành, và ngăn ngừa loét dạ dày chuyển biến nặng hơn.
Lưu ý nếu bỏ hết phần lá ngoài và phần cọng to ở giữa, dùng tay xé bắp cải ra thành từng miếng khoản 3cm sẽ giúp ngon hơn khi xào nấu. Ngoài ra, không nên xào bắp cải quá lâu tránh bị xìu, lãng phí 90% lượng nước chứa hoạt tính sinh học có trong đó.
Nguồn Aboulowang